| Hotline: 0983.970.780

Truyền thông Anh 'chơi' ông Trump?

Thứ Ba 28/03/2017 , 10:05 (GMT+7)

Có vẻ như hùa theo các đồng nghiệp Mỹ, báo chí phương Tây cũng chẳng mấy khi đưa các tin tức tốt đẹp về tỉ phú New York.

Mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” giữa Tổng thống Donald Trump với giới truyền thông Mỹ lâu nay ai cũng biết. Có vẻ như hùa theo các đồng nghiệp Mỹ, báo chí phương Tây cũng chẳng mấy khi đưa các tin tức tốt đẹp về tỉ phú New York.
 

Đòi nợ đồng minh

Tin tốt thì ít, nhưng tin xấu thì khá đều đặn. Trước khi ông Donald Trump đắc cử đã thế, hiện giờ thì…vẫn vậy, và lần này là báo Anh. Chuyện là hôm cuối tuần qua, tờ The Sunday Times của Anh bất ngờ đưa tin, Thủ tướng Đức Angela Merkel trong chuyến thăm chính thức Washington hôm 17/3 đã được ông Trump gửi… một tờ hoá đơn đòi nợ, lên tới 374 tỉ USD. Số tiền này được giải thích là khoản đóng góp cho NATO, các trợ lý của ông Trump ước tính Đức còn nợ trong suốt 12 năm qua.

Ông Trump bắt tay Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 17/3 tại Washington.

Theo tờ DW của Đức, từ năm 2014 các thành viên NATO bắt đầu cam kết đóng góp 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng chung trong liên minh.

Tuy nhiên, chỉ một số nước thực hiện gồm Anh, Ba Lan, Hy Lạp và Estonia. Mặc dù thế, theo tờ Independent (Anh), tờ hoá đơn ông Trump gửi bà Merkel đã truy thu tới tận năm 2002, thời điểm người tiền nhiệm của bà Merkel, cựu Thủ tướng Gerhard Schroder cam kết tăng chi tiêu quốc phòng.

Independent nói rằng ông Trump đã chỉ đạo các trợ lý tính toán xem Đức còn thiếu bao nhiêu so với cam kết đóng góp 2% trong các năm vừa qua, sau đó tính thêm cả lãi! The Times “chốt” lại bài viết bằng bình luận của một quan chức Đức (không nêu tên), rằng hành động của ông Trump “thật kinh khủng”. Báo này còn viết, bà Merkel đã “bơ” tờ hoá đơn của ông Trump.

 “Ý đồ đằng sau của việc đưa ra những yêu cầu như vậy là để đe doạ phía bên kia, nhưng Thủ tướng (bà Merkel) đã bình thản tiếp nhận, và không phản ứng với kiểu khiêu khích đấy”-The Times dẫn lời quan chức Đức nói.

Trước và sau khi đắc cử, ông Trump không ít lần “phàn nàn” về đóng góp của các nước thành viên NATO cho liên minh, và rằng Mỹ phải gánh quá nhiều nghĩa vụ về tài chính. Trả lời phỏng vấn tờ Bild (Đức) hồi đầu năm, ông Trump thậm chí cho rằng NATO “đã lỗi thời”, và đòi hỏi các thành viên phải đóng góp nhiều hơn. Thông tin hai tờ báo Anh đưa ra vì vậy lập tức gây sốt ở châu Âu và cả Mỹ.
 

Trump nói không phải, nhưng…

Nhà Trắng hôm qua đã đùng đùng phản ứng. CNBC dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng, Michael Short cho biết, thông tin báo chí Anh đưa ra là không chính xác.

Trên trang cá nhân Twitter, ông Trump cũng viết hẳn hai dòng trạng thái, nội dung cũng bác bỏ tin của The Times. “Bất chấp những gì các bạn nghe được từ các hãng tin giả (FAKE NEWS-nguyên văn từ của ông Trump), tôi đã có một cuộc gặp tuyệt vời với Thủ tướng Angela Merkel…”. Tuy nhiên, ông Trump bỏ ngỏ tại đây và đưa ra thông điệp thứ 2, về khoản nợ của Đức với NATO, cũng như đóng góp tốn kém cho liên minh của Mỹ!

Không tính tới thông tin do báo chí Anh đưa ra chính xác hay không, Đức hẳn có lý do để kém vui với những tuyên bố do ông Trump đưa ra, về vai trò của nước này đối với khối NATO. Tờ DW hôm qua cho biết, Đức đứng thứ nhì về mức độ đóng góp cho NATO, chỉ sau Mỹ, tính theo % GDP. Cụ thể phần của Đức tương đương 14%, trên Anh (10,6%) và Pháp (9,8%).

Báo này cũng liệt kê một loạt sứ mệnh Đức thực hiện trong khối NATO. Các ví dụ được đưa ra như gửi quân tham gia lực lượng NATO giữ hoà bình trong cuộc chiến Nam Tư (1995), gửi 8.500 binh sĩ tới Kosovo năm 1999, hay đưa quân tham gia Liên minh quốc tế (ISAF) do NATO cầm đầu trong cuộc chiến Afghanistan năm 2003. Theo DW, đã có hơn 50 binh sĩ Đức thiệt mạng ở mặt trận này. Đức sau đó vẫn duy trì gần 1.000 quân ở Afghanistan.

Không chỉ Đức, các thành viên NATO hẳn càng không mấy vui với những thông tin như trên. Từ lúc ông Trump lên nắm quyền, Washington đã thể hiện nhiều dấu hiệu sao nhãng quan hệ với NATO, trong khi chuyển dần sự ưu tiên sang Nga và Trung Quốc. Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson được cho là đã lên kế hoạch huỷ cuộc gặp với các bộ trưởng NATO chỉ để góp mặt trong chuyến công du Washington của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, rồi sau đó đi thăm Nga.

(DW, CNBC)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm