| Hotline: 0983.970.780

Tuần Tết Ất Mùi cần chú ý dịch hại nào?

Thứ Hai 16/02/2015 , 08:06 (GMT+7)

Trên nhãn, bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh Nam bộ.

Trên lúa

Các tỉnh phía Bắc:

- Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh gây hại trên trà lúa sớm, tập trung chủ yếu trên các giống nhiễm (Xi 23, IR 1820, X21, BC 15,…) tại một số tỉnh Bắc Trung bộ, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, có khả năng hại nặng cục bộ trên lúa trà sớm giai đoạn đẻ nhánh sau bón thúc lần 1.

- Chuột: Tiếp tục phát sinh gây hại có xu hướng tăng trên diện mới gieo, lúa cấy giai đoạn đẻ nhánh, hại nặng cục bộ tại các vùng ven làng, gò bãi, vùng chưa tổ chức phòng trừ.

Cần tập trung chăm sóc mạ, lúa mới cấy, tiếp tục phòng chống chuột đầu vụ và theo dõi sâu cuốn lá, OBV, rầy các loại, tuyến trùng, nghẹt rễ.

Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn gia tăng gây hại trên lúa  sớm và chính vụ đẻ nhánh-làm đòng tại một số tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ; chuột, bọ trĩ, ruồi đục nõn, ... phát sinh hại cục bộ.

Các tỉnh Nam bộ

- Rầy nâu trên đồng phổ biến 5-trưởng thành, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, lúa giai đoạn làm đòng trỗ có thể nhiễm nặng cục bộ.

- Bệnh đạo ôn lá tiếp tục giảm do lúa trên đồng hiện đang tập trung ở giai đoạn đòng trỗ-chín, nhưng có khả năng phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh. Các trà lúa sắp trỗ cần lưu ý phòng ngừa tốt bệnh đạo ôn cổ bông, phun ngừa lúc lúa trỗ rải rác và phun lại lúc lúa trỗ đều.

- Ngoài các đối tượng nêu trên, cần lưu ý bệnh bạc lá trên các trà lúa đòng-trỗ; chuột giai đoạn vào chắc đến chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.

- Các địa phương có gieo sạ lúa Xuân Hè 2015, cần đảm bảo cày ải, phơi đất ngay sau thu hoạch lúa Đông Xuân và giãn vụ tối thiểu là thời gian 15 ngày để bảo đảm an toàn về mặt dịch hại cũng như  tránh ngộ độc hữu cơ.

Trên sắn:

Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại; Bệnh chổi rồng tiếp tục hại cục bộ sắn giai đoạn củ to - thu hoạch.

Trên hồ tiêu:

Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.

Trên thanh long:

Bệnh đốm nâu gây hại trên cây thanh long có xu hướng giảm về diện tích nhiễm bệnh.

Trên nhãn:

Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh.

CỤC BVTV

KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

Điều kiện thời tiết và giai đoạn cây lúa đang phù hợp cho rầy nâu và sâu cuốn lá nhỏ phát triển trên đồng ruộng. Đối với sâu cuốn lá cần phun thuốc trừ sâu sinh học Mimic 20SC. Liều phun 75ml thuốc Mimic 20SC trên 1.000m2. Có thể phối hợp với Altach 5EC để tăng khả năng diệt sâu nhanh hơn, hoặc phun riêng Wellof 330EC với liều 0,8-1 lít/ha. Khi rầy nâu xuất hiện với mật độ cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12 kg/ha).
Để quản lý tốt đạo ôn cổ bông tốt trong vụ cần phải phun ngừa thuốc đặc trị đạo ôn Beam 75WP với liều 25g/ 1.000 m2. Có thể bổ sung thuốc khuẩn Bonny 4SL và Carbenda supper 50SC để tăng phổ phòng trừ các bệnh do khuẩn và nấm bệnh nguyên nhân gây ra bệnh lem lép hạt trong giai đoạn này.

Trên cây trồng khác:

Cây chè: Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo  3,6EC; Nhện đỏ phun Takare 2EC; Rầy xanh phun Applaud 10WP.
Cây tiêu: Bệnh chết nhanh phun Manozeb 80WP, Bony 4SL. Rệp sáp rễ rải Wellof 3GR (20-25g/gốc).
Trên cây thanh long: đấu nâu (đốm trắng hay tắc kè) phun bộ ba đốm nâu của Công ty CP Nông Dược HAI
Trên cây nhãn, cây vải: nhện lông nhung phun Takare 2EC

CTY CP NÔNG DƯỢC H.A.I

 

Xem thêm
Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm