| Hotline: 0983.970.780

Vùng đất linh thiêng: Dưới chân núi Hắc Y

Thứ Sáu 03/10/2014 , 09:11 (GMT+7)

Dãy núi Hắc Y chạy dọc bờ sông Chảy khi tới bến Lăn thì phình ra, một trái núi cao vút quanh năm sương phủ. / Tan hoang núi Chuông

Vào những ngày đẹp trời thấy hình tấm áo đen in trên vách đá, đó là y phục của vua Áo Đen trước khi bay lên trời. Dưới chân núi Hắc Y thời Lý, Trần tại đây cha ông ta đã xây dựng một hệ thống đình chùa dày đặc. Đi trên vùng đất này ngỡ như lạc vào cõi đất thiêng...

1170320309
Toàn cảnh núi Hắc Y, nơi vua Áo Đen lập đại bản doanh chống giặc phương Bắc giúp vua Hùng

Chuyện xưa kể lại rằng: Vùng đất Lục Yên (Yên Bái) xuất hiện một vị thần rắn vận y phục màu đen ngự trên dãy núi nhìn xuống sông Chảy. Đây là vùng đất hiểm yếu, núi cao sông sâu chảy xiết và lắm thác ghềnh, có nhiều thuỷ quái và yêu ma luôn hãm hại người dân sống và qua lại nơi này.

Thần Áo Đen thường ra tay trừ diệt yêu quái giúp dân lành. Một năm kia lũ giặc phương Bắc tràn xuống xâm lược bờ cõi của vua Hùng, thần Áo Đen được vời ra giúp nhà vua đánh giặc vùng núi phía Bắc sông Chảy.

Từ núi Nghĩa Lĩnh (Phong Châu, Phú Thọ) thần Áo Đen kéo quân ngược sông Chảy dẹp giặc, do phải đương đầu với quân giặc mạnh và đông gấp nhiều lần, thần Áo Đen phải lui quân về vùng ngã ba sông Chảy và Đại Cại đặt tên là Tân Lĩnh lập đại bản doanh củng cố lực lượng, tích trữ lương thảo xây dựng tuyến phòng thủ chống giặc.

2170320496
Bến Lăn, nơi Gia quốc công Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật chọn làm nơi luyện tập binh sĩ

Tại đây nhiều trận chiến ác liệt xảy ra khiến quân giặc nhiều phen khốn đốn, do quân ít thần Áo Đen bị quân giặc đánh bại, ông cùng con ngựa trắng bay về trời, để lại tấm áo đen trên đỉnh núi, người dân gọi là núi Hắc Y.

Nhớ ơn công lao đánh giặc giữ nước của ông, nhân dân lập miếu thờ, tôn là vua Áo Đen. Đối diện với núi vua Hắc Y là núi Bạch Mã, nơi con ngựa trắng của vua Áo Đen cũng hoá đá. Dưới chân núi Hắc Y vào thời Lý, Trần các nhà vua đã cho xây dựng ở đây nhiều đình chùa, miếu mạo.

Một quần thể di tích dày đặc, có người gọi Hắc Y là vùng đất Phật, một trung tâm Phật giáo lớn nhất vùng biên viễn phía Bắc. Sau nhiều thế kỷ, trải qua bao tao loạn binh đao, Tân Lĩnh trở thành nơi đồn trú binh lính và xảy ra các trận chiến, nên các đình chùa bị sụp đổ trong hoang tàn, cây cối phủ trùm lên thành rừng.

Nhà giáo ưu tú Lý Thông Dung, dân tộc Tày hiện đang cư trú tại xã Lâm Thượng kể rằng: Những năm chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, khu vực bến Lăn dưới chân núi Hắc Y cây rừng to ba bốn người ôm mới kín gốc.

Huyện Lục Yên chọn nơi đây xây dựng trường nội trú Thanh niên dân tộc để tránh máy bay. Hồi ấy tôi dạy học ở đó, còn nhớ cạnh trường có một cây sui rất to, cỡ 8 người ôm mới kín gốc, nhà trường tổ chức đốn hạ cây sui để lấy gỗ dựng trường và đóng bàn ghế học sinh, phải chặt gần mười ngày cây mới đổ. Khi học sinh cuốc đất làm nền trường gặp rất nhiều gạch ngói, nghe người dân nói xưa nơi đây dựng chùa...

Dưới chân núi Hắc Y có chùa Tháp Bảo, chùa Thượng Miện, chùa Núi Úc, chùa Dõng, chùa Bến Lăn, chùa Vàng... Tất cả những chùa đó đã sụp đổ vùi trong nhiều tầng đất sâu. Liên tục từ năm 2004 đến 2008, Bảo tàng tỉnh Yên Bái phối hợp với Viện Khảo cổ tổ chức 5 đợt khai quật, năm 2011 tiếp tục khai quật lần thứ 6 tại đây. Mỗi lần khai quật đều phát hiện nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hoá tâm linh cách ngày nay hàng trăm năm.

3170320651
Tháp Cửu Trùng Liên hoa tìm thấy trong lòng đất khai quật chùa Thượng Miện

Sau nhiều lần thám sát các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nền chùa Thượng Miện. Trong số di vật phát hiện tại đây có hai bài minh văn kể tên người đã cung tiến cho chùa 40 toà tháp Cửu Phẩm Liên Hoa là ông Hoàng Lục Thiện, một thủ lĩnh ở Thượng Lâm Trường. Trong 6 lần khai quật đã tìm thấy dấu tích của 14 tháp đất nung trong lòng đất, trong đó có 2 toà tháp lớn và 12 toà tháp nhỏ.

Phía Nam chùa Thượng Miện người ta phát hiện dấu tích của lò nung, điều đó chứng tỏ các cổ vật đất nung được tìm thấy ở đây được nung tại chỗ. Đặc biệt các nhà khảo cổ phát hiện cổ vật đầu chim phượng làm bằng đất nung gần giống với đầu chim phượng tìm thấy ở Hoàng Thành Thăng Long, như “bản sao” của Hoàng Thành Thăng Long vậy.

517032149
Đầu rồng và các cổ vật tìm thấy ở chùa Thượng Miện

Một vùng đất dày đặc chùa chiền, mặc dù tỉnh Yên Bái đã tổ chức 6 lần khai quật nhưng vẫn chưa thể phát hiện hết những trầm tích văn hoá của nhiều thế kỷ chôn sâu trong lòng đất. Gần một buổi sáng lang thang dưới chân núi Hắc Y tôi được nghe khá nhiều chuyện lạ.

Ông Vi Trung Thuận, người dân tộc Nùng kể cho tôi nghe: Tôi sinh ra ở đây, theo cha ông chúng tôi kể lại dưới chân núi Hắc Y có nhiều chùa chiền được xây dựng từ thuở xa xưa, những ngôi chùa đó đến nay đều đã sập đổ, cây cối mọc trùm lên.

Tại Chùa Thượng Miện tôi và anh đứng đây bị một rừng cây trùm lấp, có nhiều cây to 5-6 người ôm mới kín gốc, trong đó có hổ báo lợn rừng và trăn rắn. Tôi được biết có hai người xã Yên Thắng tới đây phát nương trồng ngô, hai người này ghè một tảng đá kê chân cột chùa về làm đá mài, sau đó bị ốm đau liên miên, chạy chữa khắp nơi nhưng không khỏi mới đi xem bói, các thầy phán rằng: Hai ông có lấy vật gì ở chùa về nhà không? Nếu lấy thì mau mang trả đi kẻo con cháu liên luỵ... Hai người nghĩ mãi sau mới nhớ ra mình có lấy một hòn đá ở chùa cũ về nhà. Họ phải sắm lễ, mổ lợn mổ gà mời thầy cúng làm lễ trả hòn đá về chỗ cũ mới khỏi bệnh. Người dân bản xứ chúng tôi, chẳng ai dám lấy một vật gì ở đây. Từ đời xưa các cụ đã dặn con cháu: Không được lấy vật gì ở chùa về, chết đấy…

Chị Phạm Thị Thơm người thôn 7 xã Tân Lĩnh có một trang trại nhỏ nằm ngay dưới chân núi Hắc Y, chị kể: Hồi mới về đây lập trang trại, tôi được nghe mọi người kể có một gia đình vần hai tảng đá kê cột chùa về, một kê ở chân cầu ao, một kê ở chuồng lợn.

Mọi người trong gia đình bị ốm đau liểng xiểng, đàn lợn đang lớn nửa đêm kêu như bị chọc tiết rồi lăn đùng ra chết. Đứa con trai mới lẫm chẫm biết đi thì rơi xuống ao chết đuối. Khổ thế, nhà toàn con gái chỉ sinh được mỗi đứa con trai thì lại chết mất. Sau đi xem thầy, mới tá hoả do gia đình lấy đá kê cột chùa mới nên nông nỗi đó...

Nói rồi chị chỉ tay lên núi bảo tôi: Bác có nhìn trên vách đá cao kia không, đấy là hình vua Áo Đen hiển linh ở trên đó. Các cụ xưa kể rằng bất kể ai đi qua đây đều phải hạ nón mũ, cũng như đi qua núi Chuông, nếu ai không hạ nón mũ thì sẽ gặp tai hoạ bác ạ…

6170321184
Nhà người dân dưới chân núi Hắc Y

Tại đầu làng Sâng có một cây thị cổ thụ rất to, người ta đoán tuổi của cây thị chừng 700 năm, chu vi đo được 9m. Điều kỳ lạ, cây thị ra hai loại quả, một loại quả dài như hình quả hồng giòn, một loại quả tròn như quả táo tây. Người dân gọi là hai loại quả âm - dương, đã đặt lên bàn thờ thì họ phải đặt cả hai loại quả âm - dương cùng trên một cái đĩa cho sự hoà hợp và may mắn.

Nhà ông Hoàng Xuân Hạ dân tộc Tày ở ngay cạnh gốc cây thị năm nay 75 tuổi răng đã rụng gần hết, ông bảo: Ầy dô, các cụ bảo cây thị này trồng từ thời xửa thời xưa kia. Khi tôi sinh ra đã thấy cây thị như thế này rồi. Mùa quả chín thơm lừng, nhưng không ai dám trèo lên hái quả đâu, chỉ nhặt quả rụng thôi. Có người trèo lên cây bị sưng cái ấy đấy, sợ lắm...

7170321357
Cây thị 700 năm tuổi

Vợ ông là bà Vi Thị Cương tóc bạc trắng, lưng còng gập xuống thì bảo: Làng Sâng này có ông Hà Ngọc Thắt là người được giao trông coi cây thị, mỗi khi đi đánh bạc ông ấy đều tới cây thị này thắp hương. Còn dân thì Tết mới mang lễ tới cúng...

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm