| Hotline: 0983.970.780

Xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng

Thứ Năm 26/05/2016 , 09:01 (GMT+7)

Những năm gần đây nông dân các tỉnh phía Bắc đã ứng dụng chế phẩm SUMITRI vào xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng, cho hiệu quả kinh tế cao.

Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, bà con nông dân ở nhiều địa phương thường đốt đồng hoặc vứt rơm, rạ xuống kênh mương, gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy và ảnh hưởng đến an toàn giao thông…

Tuy nhiên, những năm gần đây nông dân các tỉnh phía Bắc đang ứng dụng chế phẩm SUMITRI vào xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng. Đây được xem là giải pháp đột phá trong nông nghiệp…

Lợi ích kép từ SUMITRI

Dẫn chúng tôi ra cánh đồng lúa vụ ĐX đang thời kỳ trổ bông, Phó chủ tịch UBND xã An Tiến (huyện An Lão, Hải Phòng) Bùi Văn Bút hào hứng khoe: “Thực tế những năm trước, trên đồng ruộng của bà con xã tôi không hề xử lý rơm rạ sau thu hoạch nên lúa bị ngộ độc hữu cơ rồi chết loang từng đám.

Vậy nhưng đến nay, nhờ sử dụng chế phẩm SUMITRI khiến rơm, rạ phân hủy rất nhanh thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng, vừa giúp cây lúa không bị ói chua, mà phát triển thuận lợi ngay từ đầu!”.   

Theo ông Bút, tập quán canh tác của bà con nông dân ở địa phương thu hoạch lúa xong thường vứt rơm, rạ đầy đồng ruộng, người nào siêng lắm mới xử lý bằng vôi bột nhưng rất hạn chế.

Tuy nhiên, đến vụ mùa 2015, khi được huyện thông báo về ứng dụng sản phẩm mới SUMITRI vào xử lý rơm, rạ ngay tại ruộng và hỗ trợ 50% kinh phí nên nhiều hộ dân trong xã đăng ký sử dụng thử nghiệm vụ đầu với diện tích khoảng 80 mẫu.


Mô hình thử nghiệm xử lý rơm, rạ bằng chế phẩm SUMITRI tại vùng ĐBSCL

Qua hai vụ liên tiếp dùng sản phẩm này, bà con thấy rất hiệu quả, không có hiện tượng lúa bị ngộ độc hữu cơ, đồng ruộng bớt chua, giúp lúa phát triển tốt. Do vậy, địa phương đã đề nghị huyện hỗ trợ thêm kinh phí để khuyến khích bà con nông dân tích cực ứng dụng rộng rãi sản phẩm mới này trong những vụ tiếp theo.

Gặp chúng tôi, nông dân Đồng Văn Tươi, thôn An Luận, xã An Tiến phấn khởi tâm sự: “Trước kia bà con chúng tôi chỉ được hướng dẫn thu gom rơm, rạ ủ đống để xử lý thành phân vi sinh, nhưng phương pháp này rất tốn công lao động.

Còn bây giờ khi sử dụng SUMITRI chỉ việc đem vãi đều ra mặt ruộng thì sau khoảng chục ngày rơm, rạ đã phân hủy thành phân hữu cơ hết, vừa không tốn công lại tiết kiệm được từ 30%-50% lượng phân bón, thật lợi đơn lợi kép!”.

Theo ông Tươi, việc sử dụng SUMITRI khá đơn giản và tiện dụng, đảm bảo lịch thời vụ, chi phí mua sản phẩm cũng khá thấp (khoảng 30.000 đồng/sào). Do vậy, mọi người đều có thể áp dụng, nhất là trong vụ mùa sắp tới rất cần thiết vì áp lực thời vụ ngắn.

Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện An Lão, Nguyễn Văn Nhất cũng cho biết: “Hiện nay huyện chúng tôi và các quận huyện khác cũng đã triển khai sử dụng SUMITRI xử lý rơm, rạ tại ruộng.

Qua so sánh với các mô hình đối chứng cho thấy sự khác biệt rất rõ ràng, lúa cho năng suất cao hơn, nhất là đối với vụ mùa; thậm chí có hộ dân còn sử dụng sản phẩm này xử lý cho cây trồng khác như thuốc lào, rau màu cũng cho hiệu quả tốt”.


Nông dân rất phấn khởi khi được tiếp cận với TBKT mới vào xử lý rơm, rạ

Theo ông Nhất, đây là tiến bộ KHKT, các địa phương đang hỗ trợ cho nông dân tích cực ứng dụng; đồng thời tổ chức tập huấn tuyên truyền rộng rãi về sản phẩm này giúp bà con hiểu rõ hơn về tác dụng và hiệu quả sử dụng. Đến nay đã có 16 xã trong huyện triển khai sử dụng Sumitri trên diện tích 292 ha (vụ mùa 2015) và khoảng 200 ha (vụ chiêm xuân 2016).

Nhân rộng từ những mô hình điểm

Năm 2014, Sở NN-PTNT TP.Hải Phòng đã phối hợp với các quận huyện triển khai đưa sản phẩm nguyên liệu phân bón vi sinh vật Sumitri của Cty TNHH Phát triển Nông nghiệp Phương Nam (PADCO.VN) để xử lý rơm, rạ sau thu hoạch tại các cánh đồng mẫu lớn trên diện tích 300 ha.

 Ông Phạm Văn Hà, GĐ Sở NN-PTNT Hải Phòng: Năm 2016-2020, Hải Phòng đang xây dựng chương trình ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp.
Do vậy, thời gian tới sẽ ưu tiên chính sách cho các chương trình trọng điểm, trong đó có triển khai ứng dụng TBKT mới bằng chế phẩm SUMITRIvào xử lý rơm, rạ trên đồng ruộng.
Đặc biệt sẽ tập trung ứng dụng công nghệ cao cho 25 xã nông thôn mới”.

Kết quả cho thấy sau khoảng 7 đến 10 ngày sử dụng sản phẩm nguyên liệu phân bón vi sinh SUMITRI, toàn bộ rơm rạ trên mặt ruộng đã hoại mục thành phân bón hữu cơ.

100% diện tích được sử dụng SUMITRI cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, không còn bị ngộ độc hữu cơ hay bệnh vàng lá, nghẹn rễ do trong sản phẩm có nấm đối kháng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi sinh vật gây bệnh; đồng thời làm tăng khả năng chống chịu bệnh hại nên giảm được ít nhất 2-4 lần phun thuốc BVTV và ở những chân ruộng trũng, sâu giảm được 30% - 50% lượng phân bón đầu vào/vụ, góp phần làm giảm chi phí SX. Ghi nhận thực tế tại các mô hình sử dụng Sumitri, năng suất lúa đã tăng từ 10-15%. Chất lượng gạo cũng được cải thiện tốt hơn hẳn.

Tiến sĩ Đoàn Hữu Thanh, Phó GĐ Trung tâm Khuyến nông TP.Hải Phòng chia sẻ: “Năm trước, Trung tâm đã tự xây dựng mô hình ứng dụng SUMITRI vào xử lý rơm, rạ trên địa bàn 6 huyện và 1 quận với diện tích 210 ha.

Vì thấy rõ tính năng ưu việt của sản phẩm và hiệu quả từ mô hình nên TP.Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ 50% kinh phí để ứng dụng TBKT xử lý rơm, rạ trên diện tích 12.000 ha trong năm 2015”.

Theo TS.Thanh, việc ứng dụng các chế phẩm sinh học có khả năng phân hủy rơm, rạ thành các chất hữu cơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, giảm ô nhiễm môi trường chính là giải pháp đột phá trong nông nghiệp.

Đặc biệt bà con nông dân rất phấn khởi khi được tiếp cận với TBKT mới đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường cho nông dân, nông thôn. Trong những mùa vụ tới, địa phương sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình ứng dụng chế phẩm này.


Sau khi xử lý bằng SUMITRI, rơm rạ tại ruộng đã phân hủy thành phân hữu cơ

Cũng theo TS.Thanh, để giải quyết những khó khăn trong việc ứng dụng TBKT vào SX trong các vụ mùa tới, Sở NN-PTNT đang gấp rút đề xuất lên TP nhanh chóng giải ngân nguồn kinh phí còn tồn đọng đã được phê duyệt trong năm qua.

Trao đổi với NNVN, ông Phạm Xuân Hưng, GĐ PADCO cho biết: “SUMITRI là chế phẩm dạng phân bón vi sinh do Công ty chúng tôi nghiên cứu phát triển và đã được Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai trên phạm vi toàn quốc thông qua chương trình Khuyến nông do Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa chủ trì. Hải Phòng là một trong những địa phương sớm đặt vấn đề với công ty chúng tôi hỗ trợ triển khai ứng dụng TBKT mới này vào xử lý rơm, rạ trên diện rộng tại các quận huyện trong năm 2015”.

Theo ông Hưng, đây là một trong những sản phẩm của PADCO đã được áp dụng rộng rãi hiệu quả ở nhiều địa phương vùng ĐBSH và ĐBSCL, nhiều thời vụ, nhiều kiểu tập quán canh tác khác nhau. Quy trình ứng dụng khá đơn giản, có thể trộn sản phẩm với phân bón lót hoặc phân bón thúc lần thứ nhất để rải đều ra ruộng rất thuận lợi. Đặc biệt thích hợp trong vụ hè thu, vì sau khi thu hoạch lúa vụ chiêm xuân, thời gian làm đất không đủ để rơm, rạ phân hủy…

“Hiện nông dân của nhiều tỉnh thành phía Bắc đang sử dụng chế phẩm SUMITRI để xử lý rơm, rạ tại đồng ruộng. Hiệu quả từ những mô hình ứng dụng chế phẩm này mang lại cho thấy cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để nông dân hiểu rõ tác dụng của sản phẩm; đồng thời cần có cơ chế hỗ trợ để ứng dụng rộng rãi sản phẩm này tại các địa phương nhằm hạn chế triệt để nạn đốt, vứt bỏ rơm, rạ sau thu hoạch!”, ông Ngô Văn Khang, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa nói.

 

Xem thêm
Michelle 62EC - Tora 1.1SL giải pháp tiên tiến trên cánh đồng hội nhập

ĐBSCL Michelle 62EC - Tora 1.1SL giải pháp tiên tiến trên cánh đồng hội nhập sẽ đồng hành cùng bà con nông dân xuống giống vụ lú hè thu 2024.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tổ chức PUM đến thăm và làm việc với VMC Việt Nam

Việc hỗ trợ bởi Tổ chức PUM đã và đang góp phần quan trọng cho sự phát triển của Công ty VMC Việt Nam trong thời gian qua cũng như trong tương lai.