| Hotline: 0983.970.780

Người trong cuộc nói gì?

Thứ Hai 19/09/2011 , 09:14 (GMT+7)

Xung quanh sự cố lao động VN tại Hàn Quốc, NNVN đã trao đổi với một số người trong cuộc.

Nhiều người dân ở Cương Gián lo lắng khi thấy những người đi XKLĐ sang Hàn Quốc bỏ ra ngoài bị trục xuất về VN

Xung quanh sự cố lao động Việt Nam phá vỡ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc, làm đau đầu các cơ quan quản lý trong việc hoạch định chính sách lao động và quản lý người nước ngoài ở Hàn Quốc, ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam làm ăn chân chính. Xung quanh vấn đề này, NNVN đã trao đổi với một số người trong cuộc.

>> Giấc mơ bên bờ vực
>> XKLĐ sang Hàn Quốc: Thăng hoa và nguy cơ sụp đổ!

Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, từ 2004 đến nay tổng số lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc lên tới 62.971 người. Đa số lao động Việt Nam được chủ sở hữu lao động Hàn Quốc đánh giá cao về sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo. Chính vì vậy số lượng lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động lựa chọn luôn dẫn đầu so với 14 quốc gia khác.

Thế nhưng, thời gian gần đây số lượng người lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động Việt Nam vượt rào, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đang ngày một gia tăng ở mức báo động, làm ảnh hưởng xấu đến thị trường lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cũng như quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

 Theo thống kê của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc, trong tổng số hơn 60.000 lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại Hàn Quốc, có 8.780 người đang cư trú bất hợp pháp (chiếm 14,8%), đứng đầu các quốc gia về số lượng người cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc. Trong đó, Hà Tĩnh chiếm đông nhất so các tỉnh thành trong cả nước với hơn 5.000 lao động. Và số lao động phá vỡ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp lên đến hàng ngàn người. Riêng xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân chiếm đến trên 1.300 người.

Ông Nguyễn Xuân Thông, Phó Giám đốc Sở LĐ-TBXH Hà Tĩnh cho biết, có 3 dạng lao động vi phạm. Một là những lao động sau khi hết hợp đồng làm việc chưa muốn trở về nước đã trốn ra ngoài để tránh bị cơ quan chức năng bắt về; thứ hai, nhiều lao động gian lận trong quá trình khám sức khỏe và không có nguyện vọng làm việc trong ngành mình đăng ký (nông nghiệp và ngư nghiệp) nên bỏ trốn ngay tại sân bay; một nguyên nhân nữa, người lao động phá vỡ hợp đồng nơi Cty mình đã ký để chuyển sang các công ty khác có thu nhập cao hơn và cư trú bất hợp pháp.

Lãnh đạo một số đơn vị đào tạo lao động đi xuất khẩu sang Hàn Quốc tại Hà Tĩnh cho biết: Sự cố trên xảy ra kể từ cuối 2009 đến nay là có nguyên cớ bởi trước đây, các trung tâm việc làm đều có chỉ tiêu trực tiếp xuất khẩu lao động, nhưng đầu năm 2010 Bộ LĐ-TB- XH ban hành chủ trương mỗi tỉnh chỉ có một đầu mối XKLĐ do Sở LĐ-TB-XH tỉnh đó quản lý điều hành. Và cũng từ đây số lượng lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc bắt đầu ồ ạt bởi ai có nhu cầu đều được tham gia, dẫn đến việc tuyển chọn, học tiếng và khám sức khỏe không được chặt chẽ.

Ông Jung Jin Young – Giám đốc Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) tại Việt Nam cho biết, bên cạnh các giải pháp Việt Nam đưa ra, phía Hàn Quốc sẽ thực hiện một số biện pháp để đối phó với lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp như:

Sử dụng lực lượng Cảnh sát Tư pháp thường xuyên tổ chức truy quét những lao động vi phạm; phạt tiền đến 40 triệu won đối với các chủ sử dụng lao động bất hợp pháp và lao động cư trú bất hợp pháp, ngoài ra lao động nào chống đối sẽ bị phạt tù tối đa 12 tháng, nếu không nộp phạt buộc phải cải tạo lao động đủ số tiền nộp phạt mới tha.

Có nhiều trường hợp không thuộc tiếng Hàn, cũng có nhiều trường hợp bị các loại bệnh truyền nhiễm nhưng đều lọt sàng và khi xuống sân bay bên Hàn Quốc số lao động này phải tìm cách bỏ trốn nếu không phía tiếp nhận lao động phát hiện sẽ trục xuất về nước.

Trong buổi tọa đàm về các biện pháp ngăn ngừa lao động cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân mới đây, ông Đào Công Hải, Cục phó Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết: Để khắc phục tình trạng lao động Việt Nam phá vỡ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc, Bộ đã đề ra một số giải pháp trước mắt như tuyên truyền, vận động người thân kêu gọi lao động đang cư trú bất hợp pháp phải về nước trong thời gian sớm nhất; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí kịp thời đăng công khai các vấn đề liên quan đến chính sách, biện pháp xử lý người cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc.

Đồng thời sẽ thay đổi cách thức tuyển chọn lao động trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp; sửa đổi quy định về mức phạt đối với người vi phạm; hạn chế tuyển lao động ở các xã, phường có tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp cao; áp dụng hình thức đặt cọc hoặc bảo lãnh để chống bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp; làm tốt công tác định hướng; thực hiện tốt việc khám sức khỏe ban đầu tránh tình trạng lao động bỏ trốn ngay tại sân bay; xác định ngành nghề phù hợp cho người lao động ngay từ lúc sơ tuyển…

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm