| Hotline: 0983.970.780

12 năm bán rau thay máu cho con

Thứ Sáu 13/01/2012 , 11:06 (GMT+7)

Chồng chết sau hơn 10 năm từ chiến trường trở về, bỏ lại cho chị Bảy hai đứa con thì cả hai đều lâm bệnh.

Chị Bảy đang chăm sóc con
Chồng chết sau hơn 10 năm từ chiến trường trở về, bỏ lại cho chị hai đứa con thì cả hai đều lâm bệnh. Đặc biệt cháu thứ hai với căn bệnh hiểm nghèo “đốt tiền” như rác trong lúc chị không có nghề nghiệp gì cho thu nhập, đành phải chạy chợ bán rau để lấy tiền hàng tháng thay máu cho con.

Đó là trường hợp của chị Mai Thị Bảy 42 tuổi, thường trú tại khối 8 thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), người phụ nữ mà mới gặp lần đầu ai cũng tưởng chị đã 60 tuổi, bởi dáng người còm nhom do lam lũ chạy chợ nuôi bệnh nhân suốt 12 năm nay. Thật may mắn cho chúng tôi đến đúng lúc Hội Chữ thập đỏ thị trấn Hoàng Mai trao quà cho gia đình chị Bảy. Ông Nguyễn Đình Phái, Phó Chủ tịch hội CTĐ Hoàng Mai cùng với bà Nguyễn Thị Doạt chi ủy viên khối 8 trao số tiền ít ỏi cho gia đình mà rơm rớm nước mắt.

Anh Hồ Sĩ Qúy- chồng chị Bảy phục viên năm 1991 thì bị bệnh mất năm 2004, để lại một nách 2 con nhỏ là Hồ Anh Kiệt và Hồ Thị Hương Mơ cho chị Bảy. Cháu Hồ Thị Hương Mơ sinh năm 1996 bị bệnh tự chảy máu từ lúc mới lên 3 tuổi. Lúc đầu cháu Mơ được chuyển đi khắp các bệnh viện trong tỉnh Nghệ An cũng không tìm ra nguyên nhân cháu xanh xao vàng vọt. Đến năm 2000, gia đình quyết định đưa cháu ra Bệnh viện Nhi Trung ương thì phát hiện ra căn bệnh hiểm nghèo đó.

Từ đó tới nay cứ hàng tháng cháu Mơ phải ra bệnh viện nhi để thay máu. Mỗi lần thay tốn kém từ 2 đến 5 triệu đồng. Suốt hơn 10 năm nay chị Bảy phải chạy chợ bán bó rau, mớ cám buôn đầu chợ bán cuối chợ nhưng cũng chỉ trang trải đủ tiền tàu xe đi về. Mặc dù đang truyền máu nhưng cháu Mơ là học sinh giỏi của Trường THPT thị trấn Hoàng Mai, năm nay cháu đang học lớp 10 B2.

"Mới đây, anh trai của cháu là Hồ Anh Kiệt (1993) lại trúng tuyển vào Đại học Nông nghiệp Hà Nội khiến cho gia đình túng quẫn vay nợ hàng trăm triệu đồng cũng vẫn phải gạt nước mắt cho cháu vào đại học. Chúng tôi đã vận động bà con hảo tâm quyên góp giúp đỡ hoàn cảnh gia đình chị Bảy nhưng số tiền một vài trăm ngàn so với hàng trăm triệu mỗi năm thay máu cho cháu Mơ chỉ như muối bỏ biển”, bà Doạt kể.

Đứng bên ông Phái để nhận quà mà chị Bảy cứ xiêu vẹo đôi chân như muốn ngã bởi hàng ngày kiếm được vài chục ngàn đồng tại chợ chị phải nhịn ăn để góp tiền thay máu cho cháu Mơ. Chị Bảy nói: “Tài sản trong nhà không còn gì giá trị tiền trăm mà chỉ duy nhất có cái lều với miếng đất tôi không dám bán để lấy nơi tá túc cho mẹ con. Đã thế cháu Kiệt vừa vào đại học năm nay cũng đang mắc bệnh viêm gan B mà không có tiền chữa bệnh, bản thân tôi lại vừa đi mổ khối u tại bệnh viện nên khả năng chạy chợ kiếm tiền thay máu cho cháu Mơ và nuôi cháu Kiệt 5 năm học đại học chỉ biết ngày nào hay ngày đó".

Hoàn cảnh của chị Bảy rất cần những tấm lòng hảo tâm của các tổ chức và cá nhân để gia đình chị có điều kiện cứu mạng cháu Mơ và nuôi cháu Kiệt học tiếp đại học. Mọi sự đóng góp xin gửi về chị Mai Thị Bảy, thôn 8 thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tử Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103435431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm