| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả vốn vay trong xóa đói giảm nghèo

20 năm ‘cõng vốn lên bản’

Thứ Bảy 10/12/2022 , 10:19 (GMT+7)

Hành trình 20 năm làm cánh tay nối dài của Chính phủ mang nguồn vốn ưu đãi đến với người nghèo góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về xóa đói giảm nghèo.

Bên cạnh nguồn vốn vay phát triển sản xuất, các đối tượng còn được tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, từng bước an cư lạc nghiệp.

Bên cạnh nguồn vốn vay phát triển sản xuất, các đối tượng còn được tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, từng bước an cư lạc nghiệp.

Năm 2022 là năm đánh dấu cột mốc 20 năm cả nước triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Nhìn lại quãng thời gian qua, Việt Nam tự hào khẳng định Nghị định 78 thể hiện tinh thần nhân văn, tương thân tương ái trong chính sách, chủ trương chung của Đảng và Nhà nước; đã giúp mở ra tương lai cho rất nhiều đối tượng khó khăn, yếu thế trong xã hội; đồng thời cũng là công cụ đắc lực cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Theo báo cáo tổng kết chặng đường 20 năm của Ngân hàng Chính sách xã hội, hơn 42 triệu lượt hộ đã được vay vốn với trên 814 nghìn tỷ đồng, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo đa chiều từ 9,88% năm 2016 xuống còn 2,23% năm 2021. Nỗ lực của toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội trên cả nước đóng góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành điểm sáng trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm nghèo được thế giới ghi nhận.

Trước đây, diện tích đất trồng rừng 1,5 ha của gia đình anh Đinh Văn Điền, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc. gần như không phát huy được hiệu quả bởi thiếu vốn và chưa tìm được giống cây phù hợp. Đến năm 2017, được tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách, anh Điền đã mạnh dạn vay vốn và trồng 8.000 gốc bạch đàn. Đến nay rừng bạch đàn đã và đang phát triển rất tốt, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập để ổn định kinh tế gia đình.

“Gia đình tôi được tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách huyện Cao Lộc, từ đó gia đình tôi đã tiến hành triển khai trồng rừng bạch đàn. Hiện tại đã trồng được 5 năm, chỉ 2 năm nữa sẽ đến thời gian khai thác. Gia đình cũng phấn đấu sang năm sẽ thoát nghèo”, anh Đinh Văn Điền, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn chia sẻ.

Thạch Đạn là xã đặc biệt khó khăn của huyện Cao Lộc với tỉ lệ hộ nghèo là 26,5%. Người dân chủ yếu phát triển nông lâm nghiệp để cải thiện kinh tế. Từ khi có chính sách cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, bà con nơi đây đã mạnh dạn hơn trong việc đầu tư giống cây trồng có hiệu quả cũng như gia tăng diện tích sản xuất, đẩy lùi đói nghèo.

Theo ông Lăng Văn Khá, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thạch Đạn (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn), nhờ có những chính sách vay vốn, cuộc sống của bà con nông dân ngày một cải thiện, không có học sinh có hoàn cảnh nghèo đói, suy dinh dưỡng. Các vấn đề liên quan đến công tác giảm nghèo cũng nhận được nhiều sự quan tâm, dần dần được cải thiện về mặt tổ chức, hướng tới mục tiêu trong thời gian tới Thạch Đạn sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng, phối hợp tốt với Ngân hàng Chính sách trong các vấn đề an sinh xã hội trên địa bản.

Bên cạnh nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, nhiều đối tượng còn được tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để từng bước an cư lạc nghiệp. Ông Trần Quý Dương, Phó giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cao Lộc, cho biết, “Đến nay, người dân đã phát triển kinh tế tại địa phương và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Trong thời gian tới, Phòng giao dịch sẽ tiếp tục phối hợp với UBND xã và thị trấn rà soát để bổ sung, hỗ trợ cho vay đối với các đối tượng chưa có việc làm. Mục đích chính là để cho người dân phát triển, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn toàn huyện.”

Chính thức ra đời và đi vào hoạt động từ ngày 4 tháng 10 năm 2002, có thể nói hành trình 20 năm làm cánh tay nối dài của Chính phủ mang nguồn vốn ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội, đã và đang góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm sáng trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỉ về giảm nghèo mà thế giới ghi nhận.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.