| Hotline: 0983.970.780

20 năm mồ hôi đổ xuống đầm

Thứ Năm 30/04/2020 , 12:57 (GMT+7)

Những thùng vũng sình lầy miền Kim Đĩnh (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) trước đây bỏ hoang thì nay được cải tạo thành ao nuôi cá, đẹp và hiệu quả.

Nỗ lực cải tạo tự nhiên đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các thành viên HTX chăn nuôi dịch vụ thủy sản Kim Đĩnh. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Nỗ lực cải tạo tự nhiên đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các thành viên HTX chăn nuôi dịch vụ thủy sản Kim Đĩnh. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Chuyển đổi

Phía dưới cùng của những đồi đất sỏi cơm, những vàn ruộng 2 lúa vùng Tứ Tân (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) chỉ là ruộng thụt, sình lầy nhiều năm hoang hóa. Ông Phạm Văn Ty (Bí thư chi bộ xóm Núi Chùa, xã Tân Kim) đã có xấp xỉ 20 năm để khẳng định khi “Mồ hôi mà đổ xuống đầm” thì thành quả sẽ là “Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên”.

Ông Ty cho biết, vì ruộng thụt quá nên không thể trồng cấy được gì. Ông thuê máy vào múc ruộng, quai bờ, đắp ao thả cá. Ao cá ban đầu có diện tích vài sào tiếp giáp với những ruộng thụt của bà con kế bên. Ông Ty đặt vấn đề đổi ruộng 2 lúa lấy ruộng sình lầy để mở rộng ao nuôi. Những thửa sình lầy vốn chẳng để làm gì vậy mà ông Ty vẫn phải chấp nhận đổi 2 đất ruộng 2 lúa chỉ để lấy một ruộng sình lầy mà cạp vào cho ao nuôi rộng ra. Trải qua 20 năm, đến nay, gia đình ông có gần 1 ha ao cá.

Nuôi cá 2 vụ/năm

Hướng chuyển đổi mang lại hiệu quả của ông Ty được nhiều người dân có vàn ruộng trũng làm theo. Năm 2017, HTX chăn nuôi dịch vụ thủy sản Kim Đĩnh (xã Tân Kim) được thành lập. HTX có 13 thành viên với tổng diện tích ao nuôi là 10 ha. Ông Phạm Văn Ty được tín nhiệm bầu làm Giám đốc HTX.

Ông Dương Văn Đông (thành viên HTX) cho biết, việc chăn nuôi riêng lẻ, tự phát trước kia không tạo được sự đồng nhất về kỹ thuật, chất lượng thủy sản cũng như quy mô hàng hóa để thu hút thương lái.

Tham gia HTX, các thành viên được yêu cầu thống nhất giống cá nuôi, tham quan mô hình, chia sẻ kinh nghiệm và tập huấn kỹ thuật.

Đặc biệt nhất là người nuôi cá không phải mang sản phẩm ra chợ bán rong. Việc thu hoạch cá với số lượng lớn nên thương lái đã đặt hàng để bao tiêu từ khi sắp tháo ao. Hiện nay, HTX nuôi chủ yếu là các giống cá trắm, chép, rô phi và cá chim.

Chăn nuôi cá được quay vòng tới 2 vụ/năm. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Chăn nuôi cá được quay vòng tới 2 vụ/năm. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Thông thường, chăn nuôi cá ở vùng cao được thực hiện 1 vụ/năm nhưng Giám đốc HTX Kim Đĩnh lại quay vòng được tới 2 vụ/năm. Đưa chúng tôi ra thăm ao nuôi có diện tích 1 mẫu với bờ ao được cứng hóa, sóng nước dập dềnh, ông Giám đốc HTX Phạm Văn Ty chỉ tay ra các ao khác và khoe, những ao bên cạnh không có sóng là vì cá chưa lớn. Để thực hiện được hệ số 2 vụ/năm thì phải có ao gột.

Theo đó, khi nuôi chung cá rô phi với các loại cá khác (trắm, chép) thì phải gột riêng cá trắm, chép ở một ao khác đến đủ lớn thì mới đem thả chung. Nếu không sẽ bị cá rô phi chèn cho không lớn được. Ông Ty đầu tư 2 máy rải thức ăn ở 2 đầu ao. Nếu phải đi đâu, chỉ cần cho thức ăn vào và hẹn giờ, máy sẽ cho cá ăn đúng giờ, đúng số lượng. Ở giữa ao, ông đặt 2 máy sục sóng, tao oxy mà theo ông là để cho cá “chạy bộ”. Vùng nông thôn hay mất điện, ông mua máy phát điện dự phòng để vận hành những loại máy nói trên.

Hộp thức ăn tự động. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Hộp thức ăn tự động. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Định kỳ, các thành viên HTX dùng chế phẩm cùng mật mía để cải tạo môi trường ao nuôi. Ông Lương Văn Dị (Kiểm soát viên HTX chăn nuôi dịch vụ thủy sản Kim Đĩnh) cho biết, nếu thâm canh đảm bảo kỹ thuật và quay vòng được 2 vụ/năm thì sản lượng chăn nuôi có thể đạt được hơn 40 tấn/ha/năm. Hiệu quả gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Ông Lý Mạnh Dần (Chi cục Thủy sản tỉnh Thái Nguyên) cho biết, mô hình hoạt động của HTX Kim Đĩnh khẳng định hiệu quả của việc nỗ lực cải tạo, đầu tư thâm canh, áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi thủy sản. Đó chính là điểm sáng để cơ quan quản lý Nhà nước hỗ trợ và nhân diện, đặc biệt là tại những khu vực còn tiềm năng về nuôi trồng thủy sản nhưng chưa khai thác hết.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những giống lúa của Vinaseed ‘đốn tim’ nông dân Bình Định

Những cánh đồng lúa Hương Châu 6, VNR10 và VNR98 trải vàng ở Bình Định, ‘hút hồn’ nông dân.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất