| Hotline: 0983.970.780

2.800 đô& chuyện chạy ăn từng bữa

Thứ Năm 16/12/2010 , 07:15 (GMT+7)

Nếu như thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội khoảng 2.000 USD thì người Sài Gòn thu nhập cao hơn nhiều, xấp xỉ 2.800 USD. Thế nhưng, chỉ chạy lòng vòng xe máy cỡ hơn chục cây số ra ngoại thành, chúng tôi dễ dàng bắt gặp những mảnh đời thắt ruột vì đói, vì thiếu thốn. Câu chuyện ấy xảy ra ở xã Quy Đức, huyện Bình Chánh.

Nếu như thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội khoảng 2.000 USD thì người Sài Gòn thu nhập cao hơn nhiều, xấp xỉ 2.800 USD. Thế nhưng, chỉ chạy lòng vòng xe máy cỡ hơn chục cây số ra ngoại thành, chúng tôi dễ dàng bắt gặp những mảnh đời thắt ruột vì đói, vì thiếu thốn. Câu chuyện ấy xảy ra ở xã Quy Đức, huyện Bình Chánh.

Nghèo truyền đời

Từ QL 50, chúng tôi chạy xe đến chân cầu Ông Thìn rồi rẽ vào xã Quy Đức theo con đường cua khuỷu tay, mặt đường không đủ rộng để có thể cùng lúc cho vài chiếc xe ngược chiều tránh được nhau. Từ chân cầu này đến trụ sở UBND xã khoảng gần 2km, nhưng chỉ có mấy trăm mét được trải nhựa và đây cũng là đoạn đường nhựa duy nhất của xã, còn lại toàn đường đất đá lởm chởm, bụi bay mù trời… 

Niềm vui của vợ chồng Tấn sau một ngày “săn” cá về

Chúng tôi ghé thăm gia đình anh Nguyễn Hồng Tấn, ở B7/15, ấp 2, đúng lúc vợ chồng anh vừa đi “săn” cá ngoài đồng về. Thấy có khách lạ, hai vợ chồng anh Tấn thoáng lộ vẻ lo lắng, nhưng khi biết lý do anh chị mới cười vui vẻ. Chị Thạch Thị Cẩm Linh, vợ anh Tấn, thở phào: “Chúng em cứ tưởng là cán bộ vào tịch thu và bắt phạt vì tội đánh cá bằng xung điện nữa thì gia đình em hết đường sống”.

Theo chị Linh, bộ xung điện bắt cá này là “cần câu cơm” của gia đình, đã mấy lần bị "cấp trên" xuống định tịch thu nhưng khi thấy hoàn cảnh gia đình quá nghèo khổ nên họ cũng chỉ nhắc nhở. Cầm trên tay khay cá vừa đổ trong giỏ ra, anh Tấn tâm sự: "Lội cả buổi ngoài đồng mới bắt được mớ cá này đấy, cũng tính ghé chợ bán đặng có tiền mua gạo nhưng bữa nay kiếm được ít quá chẳng bõ công nên đem về nhà phơi khô”.  

Không đủ cá bán đành đem phơi khô

Tấn là con trai cả trong gia đình nghèo đông con nên anh chẳng có điều kiện ăn học vì phải ở nhà phụ giúp cha mẹ lo kiếm từng bữa ăn nuôi đàn em nhỏ. Đến tuổi nghĩa vụ, Tấn được xét tuyển vào làm trong đội dân quân xã nhưng phụ cấp cũng chỉ khoảng 300.000 đồng/tháng. Theo lời Tấn kể, khi lập gia đình, anh may mắn gặp được ông Tạ Đình Bồn, quê ở ngoài Bắc vào mua miếng đất kế bên, khi chứng kiến hoàn cảnh gia đình anh quá khó khăn nên ông Bồn thương tình cho mượn mảnh đất vừa mua để vợ chồng anh dựng căn nhà lá ở riêng và tiện thể trông đất dùm... 

Ra đồng “săn” cá, tôm

Căn nhà của vợ chồng Tấn chẳng có gì đáng giá, ngoài chiếc xe máy Trung Quốc trị giá chỉ khoảng trên một triệu đồng để “làm chân”, thỉnh thoảng đi làm mướn ở xa. Còn bộ bàn ghế gỗ của ông Sáu Sơn, người cùng xóm, bán chịu có vài trăm nghìn nhưng đến nay cũng chưa trả hết nợ. Điều này cũng dễ hiểu khi ngay cả các vách tường xung quanh có nhiều chỗ vá víu, che chắn tạm bợ bằng những mảnh vỏ bao, tấm vải vụn cũ thủng toang hoác mà anh chị cũng chẳng sửa nổi huống chi nói đến chuyện nợ nần.

Chiếc giường tre ọp ẹp của vợ chồng Tấn nằm cạnh bếp với chiếu, mùng, mền cũ nhàu nát đượm mùi khói than. Trên trần nhà dù đã phủ lớp bạt nhưng vợ chồng Tấn ẵm đứa con nhỏ ngồi ở góc nào cũng có nắng rọi xuyên từ trên mái nhà xuống. Chị Linh ngậm ngùi tâm sự: “Cả nhà thủng khắp nơi nhưng vợ chồng em lo gạo ăn từng bữa còn không đủ nên chẳng có điều kiện sửa dặm lại mái nhà. Vào những ngày trời nắng khô thì không sao, lo nhất khi gặp đêm mưa dột khiến cả nhà mất ngủ vì lo chạy nước”. 

Cuộc sống nghèo đói trong căn nhà lá ọp ẹp

Thực ra cái nghèo, cái đói đã đeo bám gia đình anh Tấn từ… 3 đời nay và mỗi lúc càng quẫn bách hơn vì đất đai, ruộng vườn ngày càng thu hẹp. Gặp chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tám, cha của Tấn cho biết, cũng chỉ vì ông bà nội quá nghèo chẳng có gì giúp nên gia đình ông đã phải dạt về đây sinh sống đã hơn 20 năm.

Dẫn tôi về thăm gia đình ông đang sống trong căn nhà lá rộng khoảng 40m2, thông từ nhà trên xuống dưới bếp nối liền với cả chuồng heo lẫn chuồng gà, ông Tám bộc bạch: “Nhà tui có một công ruộng và vài trăm mét đất gò, vụ nào được mùa cũng chỉ thu được vài chục giạ lúa. Còn miếng đất gò trồng rau, bí chỉ được thu vào mùa mưa, mùa khô đành phải bỏ đất trống vì gia đình không có tiền đóng giếng bơm nước". Theo ông Tám, gia đình ông mới mua được vài con heo, mấy con gà về thả chuồng gây giống cũng nhờ bà con giúp vốn để “cứu đói”.  

Nghèo đói đeo bám gia đình ông Tám từ bao năm nay

Điều an ủi là gia đình ông Tám còn hai cậu con trai song sinh là Nguyễn Hồng Tiến và Nguyễn Hồng Tính (13 tuổi) học rất giỏi, cùng là học sinh tiên tiến. Nhưng rồi cái đói đã khiến niềm an ủi ấy bị bẻ đôi, bởi: “Chỉ còn mình thằng Tính được xét nhận học bổng nên vẫn đang được đi học, còn cháu Tiến đành phải nghỉ ở nhà vì gia đình chạy ăn từng bữa còn chưa xong, tiền đâu để nuôi cho cả hai anh em cùng ăn học", ông Tám rầu rĩ.

Khó thoát nghèo

Theo chân cán bộ xóa đói giảm nghèo (XĐGN) của xã Quy Đức tìm đến thăm gia đình bà Phạm Thị Tám, nằm sâu trong ngõ nhỏ (số D3/6, ấp 4, tổ 3). Trong căn nhà tranh vách lá tuềnh toàng, dáng bà nhỏ thó ngồi thu mình nơi cửa ra vào mắt luôn ngóng ra ngõ.

Gặp chúng tôi, bà Tám cho biết năm nay bà tròn 80 tuổi, hiện đang ở với cô con gái là Phạm Thị Mỹ Lệ (48 tuổi, chưa lập gia đình). Con trai cả của bà bị bệnh tâm thần đã mấy chục năm nay cũng vì đi làm mướn, quá lao lực nên bị phát bệnh và không có tiền điều trị. Mọi sinh hoạt trong gia đình bà nay chỉ ngóng vào nguồn thu duy nhất từ nghề làm thuê mướn của chị Lệ. Nhắc đến người con gái, bà Tám nghẹn ngào tâm sự: "Cũng chỉ vì quá thương mẹ mà đến nay con Lệ nhà tôi vẫn chưa chịu lập gia đình, quanh năm suốt tháng cứ quần quật đi mần mướn kiếm tiền vậy đó. Nhiều lúc thương con vất vả, tôi chỉ biết ôm con mà khóc". 

Mẹ già nấu cơm ngóng con đi làm mướn chưa về

+ "Nghề chính của người dân trong xã là làm nông, nhưng toàn xã chỉ có 660 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó có khoảng 400ha đất nông nghiệp chia đều cho hơn 2.000 hộ dân, trung bình mỗi hộ dân chưa được 2.000m2 đất nông nghiệp. Dù xã Quy Đức đã nỗ lực phấn đấu để giảm tỉ lệ hộ nghèo bằng cách giải quyết cho vay vốn, hướng dẫn làm ăn thâm canh đất, buôn bán nhỏ…nhưng thực tế vẫn còn không ít hộ chưa đủ chuẩn để đưa ra khỏi diện XĐGN. Hơn nữa, do chưa có “quyết sách” kịp thời khiến những hộ này lại tái nghèo”, bà Trương Thoại Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Quy Đức.

+ Xã Quy Đức là 1/20 phường, xã nghèo nhất TPHCM và là 1/6 xã nghèo nhất huyện Bình Chánh. Toàn xã có 1.041 hộ nghèo “đạt chuẩn”, trên tổng số 2.315 hộ (chiếm 44,97%). Trong đó, có trên 55% diện hộ nghèo đang ở độ tuổi lao động.

Như nhớ ra việc gì, bà Tám bảo mọi hôm bằng giờ này con gái bà đã đi mần mướn về tới nhà rồi, nhưng bữa nay đành phải nghỉ việc để đi khám bệnh. Tôi nghe bà khoe, cách nay mấy ngày con gái bà đã được mời lên xã để nhận danh hiệu "Gương người con hiếu thảo" do Hội Phụ nữ trao tặng.

Tương tự, trường hợp gia đình chị Bùi Thị Thúy Phượng gần đó đã nhiều năm phấn đấu đã thoát nghèo, nhưng đến nay lại rơi vào cảnh tái nghèo. Là con liệt sĩ, cha hy sinh khi chị chưa kịp chào đời, bà nội là Mẹ VNAH, hiện gia đình chị đang sống trong căn nhà 3 vách bằng lá, ngăn giữa nhà chị và gia đình người em chỉ là một tấm bạt mỏng, mỗi khi gặp mưa gió lớn khiến tấm bạt lại càng rách thêm. Với nguồn thu nhập từ “nghiệp phu hồ” của chồng cùng khoản tiền công may vá, sửa chữa quần áo cho bà con quanh xóm của chị cũng chỉ đủ bữa đói, bữa no cho 4 miệng ăn.

Theo bà Nguyễn Thị Thúy Hồng, cán bộ XĐGN xã Quy Đức, không chỉ riêng hộ ông Tám (ấp 2) và bà Tám (ấp 4) mà trong xã còn rất nhiều trường hợp thuộc diện nghèo không có khả năng thoát nghèo, điển hình như hộ bà Trần Thị Ai (ở A7/1A); bà Thái Thị Tứ (A14/4); ông Hồ Văn Tám (B9/2); bà Vũ Lê Mai (C4/15A)… Lúc này đã vào thời điểm cuối năm, trong khi người dân trên phố đang có biết bao kế hoạch, dự tính cho những ngày đón Tết, du xuân mới thì những người dân nghèo ở Quy Đức vẫn ngày đêm phải hì hục đói phó với cái bụng rỗng tuếch.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm