| Hotline: 0983.970.780

3 giống hoa lay ơn mới

Thứ Năm 03/11/2022 , 11:18 (GMT+7)

3 giống hoa lay ơn mới do Viện Nghiên cứu Rau quả chọn tạo, có hoa đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng, chống chịu sâu bệnh tốt, hiệu quả trồng cao hơn hơn 20%.

3 giống hoa lay ơn mới gồm CF.22.03, CF.22.04, CF.21.09, do Ths Bùi Thị Hồng cùng cộng sự chọn tạo, được Viện Nghiên cứu Rau quả công bố chính thức từ đầu năm 2022.

Đặc điểm giống

Giống lay ơn CF.21.03 được chọn lọc từ tổ hợp lai hoa lay ơn 11A03 dòng C6. Thời gian sinh trưởng 85 - 95 ngày. Giống có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe. Chống chịu tốt sâu bệnh hại, nhất là với bệnh khô đầu lá. Năng suất trung bình đạt 180.000 - 200.000 cành hoa/ha. Chiều dài cành hoa 125 - 136cm. Số hoa/cành 16 - 17 bông. Hoa màu đỏ vàng. Đặc biệt, giống hoa này có khả năng trồng được trong vụ hè thu. Hiệu quả sản xuất tăng 21 - 25% so với đối chứng.

Giống hoa lay ơn 21.03

Giống hoa lay ơn CF 21.03.

Giống lay ơn CF.21.04 chọn lọc từ tổ hợp lai hoa lay ơn 11A14 dòng I9. Thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày. Giống có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe. Chống chịu tốt với sâu bệnh hại, đặc biệt là không bị khô đầu lá. Chiều dài cành hoa đạt 135 - 148cm. Số hoa/cây 15 - 16 bông. Hoa màu hồng. Năng suất đạt 180.000 - 200.000 cành hoa/ha. Hoa được người sản xuất và người tiêu dùng chấp nhận cao. Hiệu quả trồng thâm canh tăng 21 - 23% so với đối chứng.

Giống hoa lay ơn CF.21.09 chọn từ tổ hợp lai hoa lay ơn 11A04 dòng J11. Thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày. Giống có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe. Chống chịu tốt với bệnh khô đầu lá nhẹ. Năng suất đạt 180.000 - 200.000 cành hoa/ha. Chiều dài cành hoa đạt 135 - 159cm. Số hoa/cành đạt 16 - 17 bông. Hoa màu hồng cam, được người sản xuất và thị trường chấp nhận cao. Hiệu quả trồng tăng 23 - 26% so với đối chứng.

Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

Hoa lay ơn ưa khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển từ 15 - 27 độ C. Nhiệt độ cao cây sinh trưởng kém, chất lượng hoa thấp, nhiều sâu bệnh hại. Lay ơn cũng là cây ưa sáng, cường độ ánh sáng thích hợp cho cây từ 20.000 - 25.000 lux, thiếu sáng cây bị vóng, hoa nhỏ, tỷ lệ hoa mù cao.

2-	Dòng lay ơn C6 trong tổ hợp tạo ra giống lay ơn CF.21.03

Dòng lay ơn C6 trong tổ hợp tạo ra giống lay ơn CF.21.03.

Đất trồng lay ơn phải là loại đất thịt nhẹ, độ pH 5,5 - 6. Lay ơn rất mẫn cảm với muối kim loại nặng, đặc biệt là hàm lượng chì cao. Cây lay ơn ưa ẩm nhưng không chịu được úng, ẩm độ đất thích hợp cho cây khoảng 70 - 75%, thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến phân hoá hoa, thừa nước rễ bị tổn hại, củ thối, cây vàng úa và chết. Lay ơn khá mẫn cảm với không khí, đặc biệt là khí Clo và Flo. Những nơi nồng độ Clo và Flo cao sẽ làm cây lay ơn khô đầu lá. Do vậy, chọn điểm trồng hoa lay ơn cần tránh xa các khu công nghiệp và lò gạch.

Kỹ thuật trồng

Thời vụ trồng, các tỉnh miền Bắc trồng 2 vụ chính là tháng 8 - 9 và tháng 10 - 11; các tỉnh Bắc Trung Bộ trồng tháng 10 - 11. Đất cày phay nhỏ, dọn sạch cỏ, lên luống rộng 1 - 1,2m, cao 30cm, rãnh luống rộng 30 - 40cm. Tốt nhất trồng lay ơn trên đất vụ kế trước gieo cấy lúa nước.

Chọn củ giống có chu vi từ 8cm trở lên, không sứt vẹo, sạch bệnh và đã xử lý nảy mầm đều. Sau dùng dung dịch Mancozeb 2% (20g/20lit nước) ngâm củ giống 5 - 10 phút, vớt hong ráo nước, đem trồng ra ruộng sản xuất. Giống trồng theo các rạch xẻ ngang trên mặt luống, rạch cách rạch 25 - 30cm, sâu 12 - 15cm, trộn đều các loại phân bón lót xuống rạch, lấp đất dày 10 - 12cm. Mật độ trồng 20.000 - 21.000 củ/1000m2 (củ cách củ 10 - 12cm và lấp đất dày 2,5 - 3cm phủ kín củ).    

Dòng lay ơn I9 trong tổ hợp tạo ra giống lay ơn 21.04

Dòng lay ơn I9 trong tổ hợp tạo ra giống lay ơn 21.04.

Về tưới nước, có thể tưới rãnh hoặc tưới mặt, đảm bảo độ ẩm đất 70 - 75%, tránh để cây bị úng ngập, bao gồm úng cục bộ. Phân bón cho 1.000m2 gồm phân chuồng 2,5 - 3 tấn, vôi bột 80 - 100kg, đạm Uê 30kg, lân supe 90kg, Kali clorua 24kg; hoặc 75kg NPK, 8kg đạm Urê, 10kg Lân supe (bón lót), 9kg Kali kali clorua. Trong đó, bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi và 50% phân lân, số phân còn lại chia bón 4 đợt theo bảng dưới

Đợt bón

Ngày sau trồng

Lượng phân (kg)

Lượng phân (kg)

Cây sau trồng

Urê

Supe lân

Kali

NPK

Urê

Kali

 

10 - 15

 

10

 

10

   

2 lá

 

30 - 35

10

20

 

25

   

4 lá

 

50 - 55

10

15

12

25

 

4,5

6 lá

 

70 - 75

   

12

15

 

4,5

Trổ đòng

Nên bón phân kết hợp xới xáo, làm cỏ và tưới ẩm cho tan phân. Bổ sung một số chất kích thích sinh trưởng như Atonik 1.8SL (15ml/16lít), SEAWEED rong biển (10g/16lít) và phun bón lá đầu trâu vào thời kỳ cây 2 - 6 lá. Khi cây mọc mầm, cần tỉa mầm phụ và để lại 1 mầm chính. Vun đợt khi 1 cây 3 lá. Vun cao chống đổ khi cây cao 40 - 50cm. Cắm cọc làm dàn theo mép luống, khoảng cách 1,5 - 2m/cọc, rồi dùng dây ni lông hoặc lưới đan sẵn căng giữa các cây, sau nâng dần dây/lưới phù hợp theo chiều cao của cây.

Phòng trừ sâu bệnh hại chính: Dùng thuốc Azimex 20EC hoặc Sherpa 25EC phòng trừ sâu khoang; thuốc Brightin 1.8EC hoặc Ortus 5SC trừ bọ trĩ; Anvil 5SC, Score 250EC trừ bệnh héo vàng. Riêng với bệnh khô đầu lá phải chọn trồng giống kháng bệnh, xa lò gạch và khu công nghiệp. Phun phòng sâu bệnh hại định kỳ 7 - 10 ngày/lần. Sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Dòng lay ơn J11 trong tổ hợp tạo ra giống lay ơn CF.21-09

Dòng lay ơn J11 trong tổ hợp tạo ra giống lay ơn CF.21-09.

Thu hoạch, bảo quản

Thu hoa vào buổi sáng hoặc chiều tối khi cành có 1 - 2 hoa đã nhú màu. Cắt lấy cành hoa cách gốc 5 - 10cm và chừa lại 1 - 2 lá hoàn chỉnh. Nếu không cần giữ lại củ, có thể nhổ lấy cả củ. Sau xếp hoa thành từng bó có chiều dài cành và số bông trên cành tương đương nhau. Chú ý thao tác nhẹ nhàng, sao cho cành hoa không bị cong, gãy.

Bảo quản hoa, bọc kín đầu hoa đem dựng trong kho lạnh 6 - 8 độ C và ẩm độ 80 - 90% sẽ giữ được hoa khoảng 10 - 15 ngày. Hoặc đưa hoa bao kín đầu vào thùng xốp, xếp 1 lớp hoa xen 1 lớp đá và 5 ngày trộn đảo đá 1 lần cũng có thể bảo quản được 7 - 10 ngày.   

Phạm vi áp dụng: Các địa phương Trung du miền núi phía Bắc, ĐBSH và Bắc Trung Bộ.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.