| Hotline: 0983.970.780

9 quốc gia gửi hạt giống vào không gian vũ trụ

Thứ Bảy 22/08/2020 , 10:31 (GMT+7)

Các nhà khoa học tham gia chương trình nghiên cứu nhằm theo dõi, quan sát xem trong môi trường không gian vũ trụ có ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt giống ra sao?

Chín quốc gia tham gia chương trình nghiên cứu thực vật 'Hạt giống cho tương lai châu Á' do Nhật Bản khởi xướng. Ảnh: TWN

Chín quốc gia tham gia chương trình nghiên cứu thực vật "Hạt giống cho tương lai châu Á" do Nhật Bản khởi xướng. Ảnh: TWN

Theo kế hoạch, các quốc gia sẽ chuyển hạt giống đến Nhật Bản và chuyển tiếp sang Mỹ trước khi chúng được đưa vào vũ trụ. Phó giáo sư Wang Chih-li, làm việc tại khoa Bệnh thực vật (Đại học Quốc gia Chung Hsing) cho biết, tất các các hạt giống xuất ngoại đều phải trải qua quy trình cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật ngặt nghèo, theo yêu cầu của các giới chức ngành nông nghiệp của các nước liên quan đến dự án.

Dự kiến chín quốc gia sẽ chọn ra bốn loại hạt giống thực vật đặc hữu của mình để đưa vào không gian trong tháng 10 tới, trong khuôn khổ dự án "Hạt giống cho tương lai châu Á". Chương trình thám hiểm đặc biệt này do Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản khởi xướng và thực hiện nhằm khai thác triệt để những vật liệu vô giá này.

Theo các nhà khoa học, hạt giống được các quốc gia lựa chọn làm đại diện gửi vào không gian vũ trụ trong thời gian bốn tháng, sau đó sẽ được đem đi gieo trồng nhằm xác định mức độ phơi nhiễm bức xạ khác nhau cũng như môi trường vi trọng lực sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc gen của chúng như thế nào.

Chương trình khoa học thám hiểm vũ trụ thú vị này đồng thời là cơ hội để các quốc gia tham gia chọn ra các loại hạt giống đặc hữu, phổ biến hoặc có ý nghĩa biểu trưng nhất.

Cụ thể như Thái Lan đã chọn quốc hoa của mình là cây bò cạp vàng hay muồng hoàng yến (ratchaphruek); Malaysia thì chọn húng quế (hương nhu tía) và New Zealand chọn ra hạt giống cây pohutukawa- một biểu tượng mang ý nghĩa lịch sử -văn hóa đối với người dân ở đảo quốc nam bán cầu.

Lãnh thổ Đài Loan cũng tham gia dự án nghiên cứu hạt giống quốc tế này, sau khi các nhà khoa học nông nghiệp lựa chọn hạt giống từ 16 loại thực vật khác nhau gửi đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) để thử nghiệm, trước khi chúng được quay trở lại nơi xuất xứ vào tháng 2 năm 2021.

Dự kiến các loại hạt giống đặc hữu sau khi được đưa lên vũ trụ sẽ được đem về trồng tại bản địa để tiếp tục nghiên cứu. Ảnh: NST

Dự kiến các loại hạt giống đặc hữu sau khi được đưa lên vũ trụ sẽ được đem về trồng tại bản địa để tiếp tục nghiên cứu. Ảnh: NST

Sau nhiều cuộc thảo luận giữa các chuyên gia cơ quan hàng không vũ trụ và Đại học Quốc gia Chung Hsing, các nhà nghiên cứu Đài Loan đã quyết định chọn 4 giống cây đặc trưng gồm kinh giới trắng Formosa, ớt chuông, hướng dương và lan hồ điệp Phalaenopsis equestris- loại hoa lan có nguồn gốc Đài Loan.

Giáo sư Yang Chin-ying cho biết, giống lan hồ điệp này được chọn bởi nó đã được ghi nhận tạo ra được các loài lan đột biến hiếm gặp và việc đưa hạt của nó vào không gian có thể tạo ra những dữ liệu có giá trị cho hoạt động nghiên cứu trong tương lai.

Trong khi đó ngược lại, hạt giống cây kinh giới trắng Formosa là một loại cây trồng truyền thống được rất nhiều cộng đồng dân cư bản địa trồng nhưng gần như chưa hề có các nghiên cứu nào về nó.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.