| Hotline: 0983.970.780

"90% xe máy cố tình đi vào đường trên cao"

Thứ Tư 24/10/2012 , 09:02 (GMT+7)

Ngày đầu ra quân, cảnh sát xử lý 40 phương tiện, tạm giữ 13 môtô. Phần lớn xe vi phạm là do lỗi cố tình đi vào đường cấm.

Ngày đầu ra quân, cảnh sát xử lý 40 phương tiện, tạm giữ 13 môtô. Phần lớn xe vi phạm là do lỗi cố tình đi vào đường cấm cho tiện, cho nhanh, số còn lại là do tò mò và không quan sát biển báo.


Lực lượng CSGT đội 4 xử lý xe vi phạm tại đường trên cao

Trao đổi với PV, thượng tá Đào Vịnh Thắng, quyền Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (Công an Hà Nội) cho biết, sau khi thông xe đã bố trí lực lượng cắm chốt tại các nút giao, nháy đèn ôtô, phát loa tuyên truyền cho các phương tiện đi đúng quy định trên cầu.

Sáng 23/10, Phòng CSGT chỉ đạo Đội CSGT số 4 và 6 hướng dẫn, tuần tra từ 6h đến 24h, đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm đi vào đường cấm. Chiều cùng ngày, CSGT đã xử lý được 40 trường hợp vi phạm, gồm ôtô đón trả khách, xe máy đi vào đường cấm, tạm giữ 13 môtô và nhắc nhở 5 trường hợp.

Theo thượng tá Thắng, 90% xe vi phạm là do lỗi cố tình đi vào đường cấm cho tiện, cho nhanh, còn một số xe máy đi vào vì tò mò và không quan sát biển báo.

Lý giải tình trạng tai nạn giao thông gia tăng khi đường trên cao khánh thành, ông Thắng nhấn mạnh, phần lớn là do lỗi ý thức của người tham gia giao thông còn quá yếu kém, khi thấy cảnh sát đứng chốt thì quay đầu bỏ chạy, đi ngược chiều, không có lực lượng chức năng thì lại vi phạm.

Để tránh tình trạng các xe vi phạm, hạn chế tai nạn giao thông ở đường trên cao, ông Thắng cho biết, thời gian tới sẽ tăng cường tuần tra, xử lý xe vi phạm, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn thiện hệ thống biển báo, chỉ dẫn các phương tiện lưu thông tiện và an toàn hơn.

Trước đó, trong ngày đầu thông xe tuyến đường trên cao, một thanh niên đã tử vong khi đi xe máy ngược chiều làn đường dành riêng cho ôtô.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm