| Hotline: 0983.970.780

Lần đầu tiên hỗ trợ ngư dân: Nhiều nước trong khu vực đã làm từ lâu!

Thứ Ba 25/03/2008 , 07:30 (GMT+7)

Nhân chuyện lần đầu tiên Chính phủ hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân, PV NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Ngọc Tuấn-Phó Phòng quản lý khai thác, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…

Ông Phạm Ngọc Tuấn-Phó Phòng quản lý khai thác, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Ông đánh giá ra sao về chuyện hỗ trợ ngư dân lần này?

QĐ số 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ, trong đó có hỗ trợ cho ngư dân ngày 18/3 sẽ khuyến khích việc khai thác và quản lý khai thác bởi tất cả các đối tượng được hỗ trợ là tàu hoạt động nghề cá và tàu dịch vụ, trong đó tàu khai thác phải có giấy phép khai thác và tàu dịch vụ phải có giấy phép kinh doanh, có đăng ký, đăng kiểm, đóng bảo hiểm thuyền viên.

Hiện tại chúng ta có khoảng 21.000 tàu chưa có đăng ký. Trước đây ngư dân nghĩ đơn giản, không đăng ký vẫn đi biển đánh bắt, có đăng ký cũng vậy nhưng bây giờ phải có đăng ký mới có hỗ trợ, quyền lợi khác hẳn nhau.

Mức hỗ trợ cụ thể sẽ được phân định thế nào?

Đối với tàu từ 90 mã lực (CV) trở lên sẽ hỗ trợ 8 triệu đồng cho một chuyến đi, hỗ trợ 3 lần/năm; đối với tàu công suất từ 40-90 CV hỗ trợ 5 triệu đồng cho một chuyến đi, hỗ trợ 4 lần/năm; đối với tàu có công suất máy dưới 40 CV, hỗ trợ 3 triệu đồng cho một chuyến đi, hỗ trợ 5 lần/năm (thời gian hỗ trợ trong năm 2008).

Hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu công suất máy từ 90 CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ với mức hỗ trợ 70 triệu đồng/tàu/năm. Hỗ trợ ngư dân thay máy tàu cũ sang máy mới ít tiêu hao nhiên liệu hơn, đối với tàu đánh bắt, dịch vụ có công suất máy từ 40 CV trở lên, cụ thể đối với tàu có công suất từ 40 CV đến dưới 90 CV hỗ trợ 10 triệu đồng/máy/năm; đối với tàu có công suất từ 90 CV trở lên hỗ trợ 18 triệu đồng/máy/năm. Hỗ trợ kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40 CV trở lên, tàu dịch vụ với mức hỗ trợ 30% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên hàng năm (thời gian hỗ trợ từ 2008-2010)

Theo đánh giá của ông, các mức hỗ trợ như trên có bù đắp nổi phần nào giá xăng dầu tăng?

Ngân sách TW sẽ hỗ trợ kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, các địa phương còn lại bố trí vốn từ ngân sách địa phương. Theo tôi đánh giá mức hỗ trợ như quy định trên là rất thấp so với khó khăn của ngư dân hiện tại. Tính riêng từ tháng 11/2007 tới nay đã 2 lần tăng giá dầu với mức tăng thêm 5.200đ/lít, một đôi tàu đánh lưới kéo công suất 500 CV một chuyến đi biển tiêu thụ 40.000 lít dầu, một năm đi 7 chuyến, tiền bù giá dầu tăng đã là 1,4 tỉ đồng, nghề lưới rê thu ngừ chi phí thấp hơn nhưng 1 năm đi biển 11 chuyến, bù giá dầu tăng cũng phải trên 150 triệu đồng.

Bao giờ tiền tới tay người dân và phải giám sát ra sao để tiền đến đúng đối tượng?

Về tiến độ thực hiện, quyết định đã ban hành chỉ còn chờ thông tư hướng dẫn, còn tiền Bộ Tài chính đã bố trí. Theo tôi nghĩ nếu tiền tới tay người dân đợt đầu sẽ khoảng tháng 6 tới. Để đảm bảo hỗ trợ hiệu quả, cơ chế giám sát sẽ qua xác nhận của chính quyền cấp xã và BĐBP sau mỗi chuyến đi biển.

Có hỗ trợ theo tôi cũng không thể nào đảm bảo 100% không có gian lận nhưng nghề cá của Việt Nam toàn tàu vỏ gỗ, nếu không đi biển mà để tàu trên bờ rất dễ hư hỏng. Chi phí đóng 1 tàu lớn cũng 1-2 tỉ, tàu nhỏ cũng cả trăm triệu nên tôi nghĩ sẽ hiếm chuyện ngư dân gác tàu lên bờ mà lại khai tàu đi biển để lấy hỗ trợ cả.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm