| Hotline: 0983.970.780

Khám phá máy bay chiến đấu Trung Quốc

Thứ Hai 03/12/2012 , 09:53 (GMT+7)

Gần đây, Trung Quốc liên tục đưa ra những hình ảnh chứng tỏ sự phát triển của các máy bay chiến đấu trong quân đội nước này.

Gần đây, Trung Quốc liên tục đưa ra những hình ảnh chứng tỏ sự phát triển của các máy bay chiến đấu trong quân đội nước này. Từ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 J-20, cho đến gần đây là J-31 lần đầu xuất hiện và mới nhất là J-15 cất hạ cánh thành công trên tàu Liêu Ninh.

Tuy nhiên, đằng sau những thành công này có nhiều câu chuyện mà không phải ai cũng biết.

Dự án J-11

Thẩm Dương J-11 hay còn được NATO gọi với cái tên Flanker là loại máy bay chiến đấu khá linh hoạt được nghiên cứu và phát triển bởi Tổng Cty Hàng không Thẩm Dương. Đây là bản sao từ máy bay chiến Su-27 của Nga theo bản thỏa thuận quyền sở hữu trí tuệ giữa 2 nước.

J-11A là biến thể đầu tiên của dòng máy bay này, nó được sản xuất tại Trung Quốc nhưng vẫn mang trên mình các hệ thống điện tử, radar và vũ khí cung cấp từ Nga. Đây là các thiết bị Nga sử dụng để trang bị cho các máy bay Su-27SK của mình.


Su-27SK của Nga thỏa thuận sản xuất chung với Trung Quốc trong dự án J-11A

Sau đó, Trung Quốc tiếp tục phát triển phiên bản J-11B, dựa trên bộ khung của Su-27SK nhưng lại sử dụng các thiết bị nội địa. Mặc dù đã thay thế được hệ thống điện tử và vũ khí nhưng J-11B vẫn bay bằng động cơ Nga. Trung Quốc đang hi vọng trong tương lai có thể dùng động cơ phản lực FWS-10A trong nước sản xuất thay thế cho động cơ đang dùng của Nga.

J-11A không được ưa chuộng

Năm 1992, Trung Quốc là nước đầu tiên không thuộc Cộng đồng các Quốc gia độc lập SNG đưa máy bay chiến đấu Su-27 của Nga vào sử dụng. Đến năm 1995, Nga đã đồng ý cho Trung Quốc sản xuất phiên bản Su-27SK một chỗ ngồi theo giấy phép kí đã kí kết giữa 2 bên.

Đến năm 1996, bản hợp đồng trị giá 2.5 tỉ USD giữa các Cty hàng không 2 nước đã được kí kết. Trong đó, Tổng Cty Hàng không Thẩm Dương sẽ kết hợp cùng với Sukhoi để sản xuất 200 chiếc máy bay chiến đấu Su-27Sk tại Trung Quốc và lấy tên là J-11.

Theo các điều khoản thỏa thuận, ban đầu Sukhoi sẽ cung cấp các máy bay ở dạng rời để lắp ráp tại Trung Quốc. Sau đó, Nga sẽ từng bước giúp đỡ Trung Quốc tăng dần các thiết bị của mình trên máy bay này. Mục tiêu cuối cùng là Tổng Cty Hàng không Thẩm Dương có thể tự sản xuất được J-11.

Chiếc J-11 đầu tiên được hoàn thiện vào tháng 12/1998, tuy nhiên do một vài vấn đề kĩ thuật mãi đến năm 2000 các máy bay này mới được đưa vào sản xuất hàng loạt. Theo nguồn tin từ Nga, năm 2002 đã có 48 chiếc J-11ra đời và tiếp theo 48 chiếc nữa trong năm 2003. Trước đó, đầu năm 2000, Tổng Cty Hàng không Thẩm Dương đã úp mở về việc có thể 200 chiếc J-11 trong hợp đồng sẽ không được sản xuất hết.

Đúng như vậy, cuối năm 2004, báo chí Nga đã đưa tin về việc Trung Quốc ngừng phát triển J-11 sau khi đã sản xuất được khoảng 100 chiếc. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã yêu cầu Sukhoi ngừng cung cấp các bộ phận của J-11. Theo một số báo cáo của phía Nga, Không quân Trung Quốc đã đưa ra lí do Su-27SK/J-11 lúc này đã không còn đáp ứng được yêu cầu của họ.

Thế nhưng đằng sau chuyện ngừng bản hợp đồng này còn ẩn chứa nhiều điều. Đầu tiên, nếu không dừng lại Trung Quốc sẽ mãi phụ thuộc vào thiết bị điện tử và động cơ Nga do không được chuyển giao công nghệ sản xuất. Thứ 2, các thiết bị điện tử và vũ khí của Nga trên J-11 không tương thích với tên lửa Trung Quốc.

Kết quả là, Trung Quốc đành chấp nhận nhập thêm tên lửa R-27 (AA-10) MRAAM và R-73 (AA-11) SRAAM từ Nga để trang bị cho các máy bay J-11. Cuối cùng, với một máy bay chiến đấu nhiệm vụ đơn như J-11, nó chỉ có thể thực hiện các nhiệm vụ phụ trong chiến đấu, sử dụng các loại bom cũ và hệ thống tên lửa không thông minh.

Dừng J-11 nhưng lại đầu tư J-11B

Mặc dù luôn khẳng định mình chịu thiệt thòi nhưng Trung Quốc đã làm được nhiều điều từ những máy bay Su-27SK/J-11 nhập từ Nga. Năm 2006, Nga đã chấm dứt thỏa thuận này sau khi phát hiện ra Trung Quốc đã âm thầm phát triển dự án J-11B, sao chép của Su-27SK nhưng lại mang các hệ thống điện tử, radar và vũ khí của Trung Quốc, chỉ có động cơ vẫn dùng của Nga.


J-11B Trung Quốc âm thầm phát triển từ Su-27SK của Nga vi phạm thỏa thuận giữa 2 nước

Năm 2002, Tổng Cty Hàng không Thẩm Dương đã có ý định xây dựng một bản nâng cấp của J-11 với khả năng trang bị nhiều hơn tên lửa không đối không và không đối đất. Đến 2006, ba phiên bản J-11B ra đời, số hiệu 523, 524 và 525, với bộ khung giống Su-27SK nhưng các thiết bị bên trong hoàn toàn của Trung Quốc, trừ động cơ.

Phiên bản này của J-11 đã được nâng cấp thêm nhiều trang bị nội địa của Trung Quốc. Có thể kể đến như bom dẫn đường laser LT-2, bom chính xác LS-2 hay tên lửa không đối đất KD-88 của Trung Quốc.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, động cơ FWS-10A của Trung Quốc là phiên bản sao chép tinh vi từ hiệu suất đến nguyên lí hoạt động từ động cơ phản lực AL-31F của Nga. Đây chính là các động cơ mà Sukhoi đã chuyển giao cho Trung Quốc trong bản hợp đồng lắp đặt Su-27SK/J-11.

Cuối 2006, tại triển lãm Hàng không vũ trụ Chu Hải, Trung Quốc đã tiết lộ về việc phát triển một loại động cơ phản lực của riêng mình có tên FWS-10A. Họ tuyên bố, động cơ này đã thử nghiệm thành công khi lắp trên một số máy bay Su-27K mua của Nga trước đây và trên J-11.

Công nghệ sao chép và chắp vá của Trung Quốc

Dù đã đưa ra rất nhiều lí do khác nhau để dừng sản xuất J-11 theo hợp đồng lắp ráp, thế nhưng Trung Quốc lại âm thầm nghiên cứu các thiết bị được Nga cung cấp để chế tạo ra sản phẩm tương tự.

Đầu tiên là J-11B, trong khi Nga đang nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng lắp ráp thì Trung Quốc lại sao chép Su-27Sk/J-11 thành J-11B với trang bị nội địa. Chiếc máy bay này của Trung Quốc đã cho Nga một bài học, khiến sau này dù nhiều lần được Trung Quốc đề nghị Nga vẫn không bán Su-33.

Tiếp theo là động cơ FWS-10A, đơn giản nó là một sản phẩm được ra đời dựa trên AL-31F của Nga. Khi J-11B ra đời, nó vẫn phải sử dụng động cơ của Nga vì các kĩ sư hàng không Trung Quốc vẫn chưa thể chế tạo được sản phẩm của mình. Thế nhưng chỉ sau 4 năm, từ khi ý tưởng J-11B ra đời năm 2002, đến 2006 FWS-10A đã ra đời với công nghệ và hiệu suất tương tự AL-31F.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm