| Hotline: 0983.970.780

Khám phá máy bay chiến đấu Trung Quốc

Thứ Hai 03/12/2012 , 09:53 (GMT+7)

Gần đây, Trung Quốc liên tục đưa ra những hình ảnh chứng tỏ sự phát triển của các máy bay chiến đấu trong quân đội nước này.

Gần đây, Trung Quốc liên tục đưa ra những hình ảnh chứng tỏ sự phát triển của các máy bay chiến đấu trong quân đội nước này. Từ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 J-20, cho đến gần đây là J-31 lần đầu xuất hiện và mới nhất là J-15 cất hạ cánh thành công trên tàu Liêu Ninh.

Tuy nhiên, đằng sau những thành công này có nhiều câu chuyện mà không phải ai cũng biết.

Dự án J-11

Thẩm Dương J-11 hay còn được NATO gọi với cái tên Flanker là loại máy bay chiến đấu khá linh hoạt được nghiên cứu và phát triển bởi Tổng Cty Hàng không Thẩm Dương. Đây là bản sao từ máy bay chiến Su-27 của Nga theo bản thỏa thuận quyền sở hữu trí tuệ giữa 2 nước.

J-11A là biến thể đầu tiên của dòng máy bay này, nó được sản xuất tại Trung Quốc nhưng vẫn mang trên mình các hệ thống điện tử, radar và vũ khí cung cấp từ Nga. Đây là các thiết bị Nga sử dụng để trang bị cho các máy bay Su-27SK của mình.


Su-27SK của Nga thỏa thuận sản xuất chung với Trung Quốc trong dự án J-11A

Sau đó, Trung Quốc tiếp tục phát triển phiên bản J-11B, dựa trên bộ khung của Su-27SK nhưng lại sử dụng các thiết bị nội địa. Mặc dù đã thay thế được hệ thống điện tử và vũ khí nhưng J-11B vẫn bay bằng động cơ Nga. Trung Quốc đang hi vọng trong tương lai có thể dùng động cơ phản lực FWS-10A trong nước sản xuất thay thế cho động cơ đang dùng của Nga.

J-11A không được ưa chuộng

Năm 1992, Trung Quốc là nước đầu tiên không thuộc Cộng đồng các Quốc gia độc lập SNG đưa máy bay chiến đấu Su-27 của Nga vào sử dụng. Đến năm 1995, Nga đã đồng ý cho Trung Quốc sản xuất phiên bản Su-27SK một chỗ ngồi theo giấy phép kí đã kí kết giữa 2 bên.

Đến năm 1996, bản hợp đồng trị giá 2.5 tỉ USD giữa các Cty hàng không 2 nước đã được kí kết. Trong đó, Tổng Cty Hàng không Thẩm Dương sẽ kết hợp cùng với Sukhoi để sản xuất 200 chiếc máy bay chiến đấu Su-27Sk tại Trung Quốc và lấy tên là J-11.

Theo các điều khoản thỏa thuận, ban đầu Sukhoi sẽ cung cấp các máy bay ở dạng rời để lắp ráp tại Trung Quốc. Sau đó, Nga sẽ từng bước giúp đỡ Trung Quốc tăng dần các thiết bị của mình trên máy bay này. Mục tiêu cuối cùng là Tổng Cty Hàng không Thẩm Dương có thể tự sản xuất được J-11.

Chiếc J-11 đầu tiên được hoàn thiện vào tháng 12/1998, tuy nhiên do một vài vấn đề kĩ thuật mãi đến năm 2000 các máy bay này mới được đưa vào sản xuất hàng loạt. Theo nguồn tin từ Nga, năm 2002 đã có 48 chiếc J-11ra đời và tiếp theo 48 chiếc nữa trong năm 2003. Trước đó, đầu năm 2000, Tổng Cty Hàng không Thẩm Dương đã úp mở về việc có thể 200 chiếc J-11 trong hợp đồng sẽ không được sản xuất hết.

Đúng như vậy, cuối năm 2004, báo chí Nga đã đưa tin về việc Trung Quốc ngừng phát triển J-11 sau khi đã sản xuất được khoảng 100 chiếc. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã yêu cầu Sukhoi ngừng cung cấp các bộ phận của J-11. Theo một số báo cáo của phía Nga, Không quân Trung Quốc đã đưa ra lí do Su-27SK/J-11 lúc này đã không còn đáp ứng được yêu cầu của họ.

Thế nhưng đằng sau chuyện ngừng bản hợp đồng này còn ẩn chứa nhiều điều. Đầu tiên, nếu không dừng lại Trung Quốc sẽ mãi phụ thuộc vào thiết bị điện tử và động cơ Nga do không được chuyển giao công nghệ sản xuất. Thứ 2, các thiết bị điện tử và vũ khí của Nga trên J-11 không tương thích với tên lửa Trung Quốc.

Kết quả là, Trung Quốc đành chấp nhận nhập thêm tên lửa R-27 (AA-10) MRAAM và R-73 (AA-11) SRAAM từ Nga để trang bị cho các máy bay J-11. Cuối cùng, với một máy bay chiến đấu nhiệm vụ đơn như J-11, nó chỉ có thể thực hiện các nhiệm vụ phụ trong chiến đấu, sử dụng các loại bom cũ và hệ thống tên lửa không thông minh.

Dừng J-11 nhưng lại đầu tư J-11B

Mặc dù luôn khẳng định mình chịu thiệt thòi nhưng Trung Quốc đã làm được nhiều điều từ những máy bay Su-27SK/J-11 nhập từ Nga. Năm 2006, Nga đã chấm dứt thỏa thuận này sau khi phát hiện ra Trung Quốc đã âm thầm phát triển dự án J-11B, sao chép của Su-27SK nhưng lại mang các hệ thống điện tử, radar và vũ khí của Trung Quốc, chỉ có động cơ vẫn dùng của Nga.


J-11B Trung Quốc âm thầm phát triển từ Su-27SK của Nga vi phạm thỏa thuận giữa 2 nước

Năm 2002, Tổng Cty Hàng không Thẩm Dương đã có ý định xây dựng một bản nâng cấp của J-11 với khả năng trang bị nhiều hơn tên lửa không đối không và không đối đất. Đến 2006, ba phiên bản J-11B ra đời, số hiệu 523, 524 và 525, với bộ khung giống Su-27SK nhưng các thiết bị bên trong hoàn toàn của Trung Quốc, trừ động cơ.

Phiên bản này của J-11 đã được nâng cấp thêm nhiều trang bị nội địa của Trung Quốc. Có thể kể đến như bom dẫn đường laser LT-2, bom chính xác LS-2 hay tên lửa không đối đất KD-88 của Trung Quốc.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, động cơ FWS-10A của Trung Quốc là phiên bản sao chép tinh vi từ hiệu suất đến nguyên lí hoạt động từ động cơ phản lực AL-31F của Nga. Đây chính là các động cơ mà Sukhoi đã chuyển giao cho Trung Quốc trong bản hợp đồng lắp đặt Su-27SK/J-11.

Cuối 2006, tại triển lãm Hàng không vũ trụ Chu Hải, Trung Quốc đã tiết lộ về việc phát triển một loại động cơ phản lực của riêng mình có tên FWS-10A. Họ tuyên bố, động cơ này đã thử nghiệm thành công khi lắp trên một số máy bay Su-27K mua của Nga trước đây và trên J-11.

Công nghệ sao chép và chắp vá của Trung Quốc

Dù đã đưa ra rất nhiều lí do khác nhau để dừng sản xuất J-11 theo hợp đồng lắp ráp, thế nhưng Trung Quốc lại âm thầm nghiên cứu các thiết bị được Nga cung cấp để chế tạo ra sản phẩm tương tự.

Đầu tiên là J-11B, trong khi Nga đang nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng lắp ráp thì Trung Quốc lại sao chép Su-27Sk/J-11 thành J-11B với trang bị nội địa. Chiếc máy bay này của Trung Quốc đã cho Nga một bài học, khiến sau này dù nhiều lần được Trung Quốc đề nghị Nga vẫn không bán Su-33.

Tiếp theo là động cơ FWS-10A, đơn giản nó là một sản phẩm được ra đời dựa trên AL-31F của Nga. Khi J-11B ra đời, nó vẫn phải sử dụng động cơ của Nga vì các kĩ sư hàng không Trung Quốc vẫn chưa thể chế tạo được sản phẩm của mình. Thế nhưng chỉ sau 4 năm, từ khi ý tưởng J-11B ra đời năm 2002, đến 2006 FWS-10A đã ra đời với công nghệ và hiệu suất tương tự AL-31F.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tặng quà, nước uống cho người dân xã Cẩm Sơn

Bến Tre Sáng 12/5, tại UBND xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phối hợp với các mạnh thường quân tặng quà, nước uống cho bà con địa phương.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm