| Hotline: 0983.970.780

Bài 2: Làng giò chả cũng “bóp miệng”

Thứ Ba 23/12/2008 , 08:00 (GMT+7)

Đời sống kinh tế khó khăn thể hiện rõ nhất trong từng ngọn rau, miếng thịt mỗi bữa ăn gia đình.

Đời sống khó khăn, người làm giò, chả cũng phải "bóp mồm, bóp miệng"

Đời sống kinh tế khó khăn thể hiện rõ nhất trong từng ngọn rau, miếng thịt mỗi bữa ăn gia đình.

>> Làng quê ''săn'' Tết...

Thời điểm tháng 12 mọi năm là lúc tiêu thụ thực phẩm mạnh nhất nhưng năm nay những mặt hàng này giá vẫn chùng chình, thậm chí còn giảm, sức cầu rất yếu. Xã Tân Ước (Thanh Oai, Hà Nội) có 2 làng Ước Lễ và Phúc Thuỵ chuyên nghề giò chả với khoảng 600 hộ, 2.000 lao động tham gia. Hộ trực tiếp làm tại làng rất ít, chỉ dăm ba nhà còn lại là làm giò chả liên tỉnh, liên…hợp quốc sang tận Mỹ, Đức, Pháp, Lào, Thái…Giò chả mang tiếng thơm cho Tân Ước, mang giàu sang cho người dân quê nơi này.

Có những tấm lòng vàng nhờ giò chả như cụ bà Nguyễn Thị Tiến làm giò chả ở Mỹ phát đạt đến nỗi tặng cho địa phương cả 4 phòng học khang trang, một người gốc Ước Lễ di cư vào Nam con cháu làm nghề giò chả cung tiến cả một nhà thờ đồ sộ bạc tỉ. Làm nghề quanh năm suốt tháng vất vả cũng chỉ trông mong mỗi dịp Tết bởi bình thường mỗi cân giò bán giỏi lãi cỡ 5.000đ, dịp này có thể lãi 15-20.000đ.

Vì thế cuối năm, tháng chạp được gọi là “tháng củ mật” của người dân Tân Ước. Để chuẩn bị cho dịp này, từ đầu tháng 12 âm lịch, dân làng đã chuẩn bị đỗ, lạt cùng các nguyên liệu khác. Đến lúc tiễn ông Công, ông Táo về trời, thanh niên, trai tráng trong làng dù bận mùa màng, cấy hái đến mấy cũng rũ bùn, quẩy tay nải cả ngàn người lên đường. Đi đến rỗng làng, đến vắng hoe vắng hoắt, chỉ còn rặt những ông bà già cùng sắp nhỏ thẩn thơ.

Nghệ nhân Nguyễn Đức Hanh năm nay đã 82 tuổi có hơn 20 đứa cả con lẫn cháu lành nghề, đã từng làm cái bánh chưng kỷ lục trên 1 tấn và chiếc chả quế nặng đến 2 tạ, bảo tôi: “Làm hàng cuối năm sôi động khoảng ngót chục ngày, kể từ 23 đến 30 Tết, mỗi nhà phải huy động cỡ 15-20 người. Hàng thịt khi ấy phải lấy của dăm ba mối ba toa (đồ tể) mới đủ. Làm giò chả kén thịt lắm. Được lợn ăn cám ta là tốt nhất còn không cứ phải là lợn nạc, khoẻ mạnh, kị nhất là lợn sề thải loại, lợn cà (lợn đực giống), lợn ốm đã tiêm thuốc.

Những loại ấy thịt hôi, không thể làm giò chả được…Đố anh ba toa, bà bán thịt nào qua mặt được dân làng tôi về khoản chọn thịt đấy. Thịt cứ nom đanh đúc, đỏ tươi, sờ vào phải có “nhựa” dính tay, cảm giác như còn rung rung từng đường gân mới là thịt tốt. Hợp để làm nhất là thịt thăn và quả mông…Mỗi ngày các con tôi làm cỡ 5 tạ giò, chả mà bán cứ gọi là hết veo”.

Các sản phẩm của làng Ước Lễ giờ cũng đa dạng lắm. Chúng được cụ Hanh đặt vần, ghép thơ như sau: “Nào là giò chả quế chi/Giò bò, giò lụa, giò bì, giò hoa/Giò xào, giò thủ, giò gà/Nem chua, chả quế cùng là bánh chưng…”. Trong tất cả những sản vật ấy, có lẽ giò hoa là thứ kỳ công nhất. Không phải người Ước Lễ nào cũng gói được giò này, cũng không phải ai gói được cũng ngon, cũng đẹp. Nguyên liệu làm giò này có trứng, tai, mộc nhĩ, thịt…mỗi thứ tạo thành một nếp để khi cắt khoanh giò mỏng, đặt lên đĩa, miếng giò xoè “cánh” như một hình bông hoa.

Anh Hoàng Đình Hoà ở thôn Phúc Thuỵ là hộ hiếm hoi trong làng còn hành nghề tại làng mà không đi làm ăn xa. Sản phẩm của nhà anh cũng khá phong phú như giò lụa, chả quế, giò bò, chả bò, chả sả, chả mía, chả mực, chả cá. Hàng bán theo dạng cả lẻ lẫn đặt, cung cấp chính cho các vùng quê.

Lúc tôi đến, anh cùng vợ đang xoay trần ra quay chả. Hỏi chuyện bán hàng anh bảo: “Chậm lắm! Dân không có tiền ăn mấy nên sản lượng bán giảm cỡ ½, trước mỗi ngày túc tắc được cỡ 25kg giờ chỉ khoảng 10-12kg, mà còn phải đưa đi xa, xuống cả Vân Đình để giao. Lãi lờ cũng mỏng hơn, trước mỗi cân lãi được 7.000đ giờ chỉ dám lấy 5.000đ. Đắt nhất bây giờ là giò bò, chả bò cỡ 100.000đ/kg tiêu thụ chậm lắm, những loại bình dân như chả mỡ, giò xào cỡ 60.000đ/kg cũng bán được nhưng khó hơn. Tết năm ngoái nhà tôi làm 4 tạ giờ chắc giỏi chỉ trên 2 tạ thôi”.

Mỗi năm riêng dịp Tết dân làng làm khoảng 1.000 tấn sản phẩm như giò, chả, nem, bánh chưng…cung ứng ra thị trường. Năm nay, với tốc độ tiêu thụ chậm, giảm tới khoảng 40% như thời điểm này, tôi ước đoán dịp Tết sẽ bị giảm cỡ 300 tấn”- ông Nguyễn Trọng Bình-Phó Chủ tịch xã Tân Ước nói.

Anh Nguyễn Văn Dũng- cán bộ văn hoá xã- người dẫn tôi đi thực tế cũng gật gù trước nhận định của anh Hoà bởi người em của anh là Nguyễn Văn Mạnh ở Khu tập thể bao bì Hoàng Mai, Hà Nội nhiều lần về quê cũng than phiền là tốc độ bán hàng chậm, trước được 70kg giờ chỉ còn 50kg chứng tỏ sức mua đã yếu đi nhiều…Hộ anh Hoà làm hàng chỉ ở mức trung bình nên Tết toàn làm hàng nguyên liệu tươi nhưng các hộ làm lớn cả nửa tấn, đến cả tấn hàng/ngày, dịp Tết không thể kiếm đủ nguyên liệu tươi mà phải dùng một phần “hàng mộc”. Hàng mộc là thuật ngữ chuyên môn của dân Ước Lễ để chỉ thịt được ướp lạnh. Hàng mộc được trộn tối đa vào hàng tươi theo một tỷ lệ cỡ 1/3-1/4 vừa để chủ động nguồn nguyên liệu, vừa làm mát máy xay vì ngày Tết động cơ phải hoạt động hết công suất đến nóng rực cả vỏ.

Theo anh Hoà, thời tiết nóng, chỉ 2 tiếng sau mổ là thịt đã hết nhựa, làm giò sẽ bị bở không ngon còn trời lạnh cũng chỉ để được cỡ 3-4 tiếng là tối đa. Thịt tươi, mua về phải xẻ ngay ra để không bị nóng, không bị “âm thịt” vì nếu bị vậy chỉ để làm ruốc. Ngoài yếu tố thịt tươi ra, nước mắm để pha chế cũng rất quan trọng, để gói giò phải dùng loại nước mắm rất ngon.

Một nguyên liệu tưởng chừng vụn vặt như lá chuối cũng ảnh hưởng đến hương vị của quả giò. Chọn lá chuối tây được là tốt nhất, nếu đắt quá bắt buộc dùng thêm lá chuối rừng thì cũng không được để lá giáp mặt giò mà phải bọc qua một lớp chuối tây cho thơm.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm