| Hotline: 0983.970.780

Vũ khí bí mật hiện tại và tương lai

Thứ Hai 09/07/2012 , 11:14 (GMT+7)

Các quốc gia có nền khoa học quân sự tiên tiến đã bắt tay và nghiên cứu những loại vũ khí không tưởng...

Trong bối cảnh chiến tranh hiện đại, ngoài việc nâng cấp các phương tiện, vũ khí nhằm tạo ra sự hỗ trợ tốt nhất cho con người thì các quốc gia có nền khoa học quân sự tiên tiến đã bắt tay và nghiên cứu những loại vũ khí không tưởng. Rồi một ngày chiến trường chỉ giành cho kẻ yếu, kẻ mạnh sẽ ngồi ở nhà sử dụng những loại vũ khí đáng sợ này và chiến thắng.

Vũ khí không tưởng cho tương lai

Trước đây, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã từng phát biểu trước Viện quan hệ đối ngoại tại Moscow rằng: “Một cuộc chạy đua vũ trang mới đang hình thành và bắt đầu đi vào một giai đoạn mới, nó ẩn chứa những mối đe dọa về các loại vũ khí trong tương lai đang dần xuất hiện”. Vậy điều ông muốn đề cập đến ở đây chính xác là gì? 

Vũ khí địa vật lý

Nguyên tắc hoạt động của loại này là xảy ra trên vỏ Trái đất, bao gồm khí quyển và mặt nước. Khi đem ra sử dụng, lớp khí quyển có độ cao từ 10 – 60km chính là địa điểm thuận lợi nhất để triển khai loại vũ khí này.

Ngay sau Thế chiến II, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến hành nghiên cứu các tia sét, động đất và bão trong thiên nhiên trong các dự án có tên Skyfire, Argus và Stormfury. Thông tin về kết quả của các dự án này vô cùng bí mật và chưa từng được công bố rộng rãi.

Tuy nhiên, đã có những báo cáo bị rò rỉ nói về việc quân đội Mỹ đã thực hiện một thí nghiệm kinh điển vào năm 1961. Họ phóng hơn 350.000 cây kim với độ dài khoảng 2cm được làm từ kim loại vào khí quyển. Điều này đã làm thay đổi đáng kể cân bằng nhiệt trong khí quyển. Các nhà khoa học tin rằng, thí nghiệm này chính là nguyên nhân gây ra một vụ động đất ở Alaska và sự sạt lở một phần bờ biển Chile xuống Thái Bình Dương.

Trước đó, trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ cũng đã từng thử nghiệm công nghệ làm mưa nhân tạo. Bằng việc rải các phân tử bạc iotua vào các đám mây, họ đã tạo ra được những cơn mưa lớn, gây ngập lụt cục bộ và cản trở di chuyển của quân đội Việt Nam, đặc biệt là các thiết bị quân sự có khối lượng lớn.

Ngoài ra, Mỹ cũng đã từng nghiên cứu đến vũ khí ozon, đây là loại tên lửa có khả năng xé toạch tầng ozon trên địa phận đối phương để gây nha những thiệt hại lâu dài về con người. Mang theo freon – chất hóa học có khả năng phá hủy tầng ozon, tên lửa sẽ được phóng lên vị trí định trước và tọ ra lỗ hổng ozon để tia cực tím từ Mặt trời có thể xuyên thẳng vào đối phương.

Đây là loại tia vô cùng nguy hiểm với các cấu trúc tế bào của sinh vật, nó khiến nguy cơ ung thư tăng cao. Đồng thời giảm nhiệt độ trung bình và tăng độ ẩm của nơi chịu ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến cho cân bằng sinh thái bị phá vỡ và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cũng như nền nông nghiệp của khu vực bị tấn công.

Vũ khí xung điện từ

Trong thời gian gần đây, các loại vũ khí về xung điện từ được xem là có khả năng hiện thực hóa cao nhất. Xung điện từ là một trong những công nghệ có thể gây ra thiệt hại lớn cho đối phương nếu được đem ra sử dụng. Nó được phát hiện ra sau các vụ nổ của bom hạt nhân, tuy nhiên qua các quá trình nghiên cứu lâu dài những nhà khoa học đã có thể tìm cách tạo ra nó từ những loại vũ khí phi hạt nhân.


Mô phỏng pháo laser đánh chặn tên lửa

Từ những năm 1950, nhà khoa học quân sự của Nga là Andrei Sakharov đã đưa ra được bản thiết kế về bom xung điện từ với nguồn gốc phi hạt nhân. Trong đó, quả bom phát nổ để tạo ra sức nén khổng lồ lên một nam châm nhân tạo bên trong ruột, từ đó một xung điện từ cực mạnh sẽ phóng ra và phá hủy các thiết bị điện tử của kẻ thù.

Ở Nga, một nhóm các nhà khoa học, đứng đầu là Vladimir Fortov đã nghiên cứu về vũ khí xung điện từ và cách chống lại nó. Kết quả cho thấy, đây là loại vũ khí có thể phá hủy hoàn toàn các thiệt bị điện và điện tử, những thứ được xem là xương sống của một quốc gia hiện nay. Các chuyên gia không xem đây là vũ khí gây chết người, nó được xếp vào nhóm vũ khí chiến lược với mục đích phá hủy các phương tiện liên lạc, thông tin của địch.

Điển hình là chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991 và cuộc chiến Iraq năm 2003, không quân Mỹ đã sử dụng bom xung điện từ để vô hiệu hóa đài truyền hình và các trung tâm liên lạc khác của đối phương.

Nga đã xây dựng thành công và đưa vào thử nghiệm một số máy phát xung điện từ nén. Từ đó có thể tiến tới chế tạo những khẩu súng bắn xung điện từ với tầm sát thương vài trăm mét. Ngoài Nga, hiện nay cũng có một số nước khác bắt đầu thiết kế và xây dựng các loại vũ khí xung điện từ biến đổi.

Vũ khí laser

Được phát ra bởi những cỗ máy công suất lớn, những chùm tia laser được các nhà nghiên cứu quân sự sử dụng để tấn công đối phương với nhiệt độ và tốc độ cực cao. Nó có thể làm gián đoạn hoặc phá hủy hoàn toàn các thiết bị quân sự, đồng thời làm mù tạm thời hoặc vĩnh viễn các binh sĩ của đối phương.

Hiện nay các vũ khí laser đang liên tục được nâng cấp, cải tiến để hục vụ tốt hơn cho quân đội. Tại Mỹ, có báo cáo cho biết súng cá nhân phát chùm tia laser đã được nghiên cứu trong nhiều năm, nó được thiết kế để có thể hạ gục đối phương ở cự li lên đến 1,5 km.

Các chuyên gia cũng nhận định rằng vũ khí laser sẽ là một phần vô cùng quan trọng trong mạng lưới phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ. Năm 1996, Mỹ bắt tay vào nghiên cứu và thử nghiệm một loại pháo laser được triển khai trên không để đánh chặn các tên lửa đối phương khi đang trong quá trình bay.

Kết quả là họ đã gắn một máy tạo laser cực mạnh trên một máy bay Boeing 747, chiếc máy bay này sẽ nhận nhiệm vụ bay tuần tra ở độ độ cao 10 – 12 km, nếu có tên lửa lạ xuất hiện nó sẽ khóa mục tiêu trong vài giây và say đó phá hủy tên lửa bằng chùm laser tự phát ra.

Hiện nay Mỹ đang lên kế hoạch xây dựng 1 hạm đội gồm 7 chiếc máy bay loại này để tuần tra và tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa. Bên cạnh đó, Lầu Năm Góc cũng đang có ý định nghiên cứu và thử nghiệm pháo laser không gian với mục đích đánh chặn tên lửa quy mô toàn cầu.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nhiều diện tích lúa sắp thu hoạch ở Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn

Hàng trăm ha lúa vụ đông-xuân đang kỳ thu hoạch tại Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn…