| Hotline: 0983.970.780

Amoni nitrat là gì mà gây cháy nổ kinh hoàng?

Thứ Tư 05/08/2020 , 11:08 (GMT+7)

Vụ nổ kho chứa 2.750 tấn phân bón khiến gầm trăm người chết và hàng ngàn người bị thương, bắt nguồn từ hợp chất hóa học amoni nitrat.

Amoni nitrat được sử dụng làm phân bón và thuốc nổ. Ảnh: Reuters

Amoni nitrat được sử dụng làm phân bón và thuốc nổ. Ảnh: Reuters

Amoni nitrat là gì?

Amoni nitrat hay còn gọi ammonium nitrate là một hợp chất hóa học, có công thức hóa học là NH4NO3, là một tinh thể màu trắng và hòa tan cao trong nước trong nhiệt độ bình thường và áp suất tiêu chuẩn. Nó thường được dùng trong nông nghiệp làm phân bón và cũng được sử dụng làm chất ôxi hóa trong thuốc nổ phục vụ mục đích khai thác đá và xây dựng dân dụng, phổ biến nhất là dùng làm thiết bị nổ tự tạo.

NH4NO3 từng có thời kỳ chiếm 80% được sử dụng làm chất nổ ở Bắc Mỹ, tuy nhiên hiện nhiều quốc gia đang dần loại bỏ việc sử dụng nó do lo ngại về khả năng bị lạm dụng gây nguy hiểm.

Amoni nitrat là chất ôxi hóa mạnh, nitrat amôni tạo thành một hỗn hợp chất nổ khi kết hợp với nhiên liệu như hyđrô, thường là dầu diesel (dầu) hoặc kerosene. Tiêu biểu là vụ đánh bom khủng bố tại thành phố Oklahoma của Mỹ vào sáng ngày 19/4/1995, do Timothy McVeigh thực hiện tại tòa nhà liên bang Afred P. Murrah. Đây được coi là một trong những vụ khủng bố tồi tệ nhất nước Mỹ khiến 168 người chết, trong đó có 19 trẻ em và hơn 500 người bị thương.

Nitrat amoni cũng được sử dụng trong các loại thuốc nổ quân sự như bom phát quang  BLU-82B/C-130 được thả từ máy bay MC-130, và là một thành phần của vật liệu nổ amatol, làm từ hỗn hợp của TNT và NH4NO3. Các hỗn hợp sử dụng trong mục đích quân sự thường pha chế thêm gần 20% bột nhôm nữa để tăng sức công phá…

Tuy nhiên ngày nay, ứng dụng phổ biến nhất của amoni nitrat là để sản xuất phân bón, do nó chứa nhiều nitơ cần thiết cho cây trồng bởi cây cần nitơ để tạo ra các protein và được sản xuất công nghiệp với giá không quá đắt.

Hiện trường vụ đánh bom khủng bố đẫm máu tại thành phố Oklahoma hồi năm 1995 được kẻ tấn công sử dụng thuốc nổ chứa  ammonium nitrate. Ảnh: ABCNews

Hiện trường vụ đánh bom khủng bố đẫm máu tại thành phố Oklahoma hồi năm 1995 được kẻ tấn công sử dụng thuốc nổ chứa  ammonium nitrate. Ảnh: ABCNews

Amoni nitrat cũng được sử dụng trong các túi lạnh nhanh (instant cold pack). Trong ứng dụng này, nitrat amoni được trộn với nước trong một phản ứng thu nhiệt, với nhiệt lượng 26,2 kilojoule mỗi mole chất phản ứng. Các sản phẩm của các phản ứng nitrat amoni được ứng dụng trong các túi khí. Chất azit natri (NaN3) là hóa chất được sử dụng trong các túi khí và nó phân hủy tạo ra natri Na và nitơ N2.

Nitrat amoni còn được ứng dụng trong việc xử lý các quặng titanium hay điều chế chất ôxít nitơ (N2O) và điều chế amoniac khan, một hóa chất thường được sử dụng trong việc sản xuất methamphetamine.

Amoni nitrat rất dễ nổ

Amoni nitrat rất dễ nổ khi tiếp xúc với lửa và khi phát nổ, amoni nitrat có thể giải phóng các khí độc bao gồm oxit nitơ và khí amoniac.

Cũng vì nó rất dễ cháy nên thế giới đã có các quy tắc nghiêm ngặt về cách lưu trữ ammonium nitrate một cách an toàn, trong đó yêu cầu tối thiểu nhất là vị trí lưu trữ cần phải được chống cháy triệt để và không thể có bất kỳ cống, ống hoặc các nguồn nào khác để ammonium nitrate có thể tiếp xúc, tích tụ, tạo ra nguy cơ nổ.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm