| Hotline: 0983.970.780

An Giang đóng góp nhiều sản phẩm OCOP từ 3-4 sao trở lên

Thứ Hai 28/11/2022 , 14:21 (GMT+7)

An Giang là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, Kinh, Hoa, Chăm và Khmer đã có nhiều sản phẩm tin hoa của từng dân tộc đạt sản phẩm OCOP từ 3-4 sao trở lên.

 Sản phẩm tung lò mò PĐăm của người dân tộc Chăm đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

 Sản phẩm tung lò mò PĐăm của người dân tộc Chăm đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn An Giang không chỉ mở ra cơ hội phát triển ngành nông nghiệp ở địa phương, mà còn giúp phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng gia tăng giá trị nông sản. Từ đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là người dân tộc. Thời gian qua, chính quyền, các ngành, đoàn thể của An Giang đã tích cực hỗ trợ người dân tham gia chương trình OCOP.

Tiếp nối thành công với sản phẩm tung lò mò (còn gọi là lạp xưởng bò) là món ăn đặc sản của người dân tộc Chăm – An Giang.

Chủ hộ kinh doanh tung lò mò là ông A-NAS, ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu cho ra thị trường sản phẩm tung lò mò PĐăm được người tiêu dùng đánh giá thơm, ngon. Ông A-NAS cho biết, tung lò mò PĐăm là món ăn quen thuộc của người Chăm.

Vào ngày Roya Haji hàng năm, những gia đình có điều kiện sẽ làm thịt bò hoặc dê, sau đó chia đều cho tất cả người dân trong xóm, để mọi người dù nghèo hay giàu cũng có thịt ăn trong ngày lễ. Trước đây, do không có nhiều điều kiện để bảo quản thực phẩm nên người dân cắt thịt thành những lát mỏng, ướp gia vị rồi treo trên đầu cà ràng để ăn dần.

Dần dần, món ăn này trở nên phổ biến trong cộng đồng người Chăm, lan rộng đến những người xung quanh. Nhận thấy tung lò mò PĐăm được nhiều người ưa thích, ông A-NAS quyết định sản xuất mặt hàng theo quy trình đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống.

Tại Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp thị xã Tân Châu tổ chức vào đầu năm 2022, sản phẩm tung lò mò PĐăm của hộ kinh doanh A-NAS đã được đánh giá, phân hạng 3 sao.

Sản phẩm đường thốt nốt sệt Palmania ở vùng Bảy Núi, An Giang của chị Chau Ngọc Dịu, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận thương hiệu độc quyền, được phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4 sao, đang được xét vào nhóm sản phẩm OCOP 5 sao tiềm năng.

Chị  Chau Ngọc Dịu, Giám đốc Công ty Cổ phần đường thốt nốt Palmania, ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn đạt sản phẩm OCOP 4 sao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chị  Chau Ngọc Dịu, Giám đốc Công ty Cổ phần đường thốt nốt Palmania, ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn đạt sản phẩm OCOP 4 sao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chị  Chau Ngọc Dịu, Giám đốc Công ty Cổ phần đường thốt nốt Palmania, ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn cho biết: Sinh ra và lớn lên ở vùng Bảy Núi, mang đậm sắc thái của dân tộc Khmer gắn liền với cây thốt nốt. Đường từ cây thốt nốt là đặc sản quê mình sao không thể thành sản phẩm có giá trị cao và có thể xuất khẩu được. Bỏ nhiều công nghiên cứu, cuối cùng, công không phụ người, chị đã tạo ra hai loại đường thốt nốt sệt và khô, đậm đà hương vị truyền thống, an toàn, tiện cho sử dụng, đặt tên là Palmania vùng đất khá đặc biệt là có miền núi giữa đồng bằng.

Theo đó, đường thốt nốt Palmania, từ “Pal” trong tiếng Khmer có nghĩa là cây cọ, “mania” có nghĩa là đam mê. Sự đam mê này còn là khát vọng của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi muốn đưa một sản phẩm làm từ loại cây chỉ mọc và sống trong thiên nhiên đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước, với danh nghĩa là một loại thức ăn thực dưỡng tốt cho sức khỏe con người.

Tính đến nay, toàn tỉnh An Giang có đã có 62 sản phẩm sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, bao gồm: 12 sản phẩm đạt 4 sao và 48 sản phẩm đạt 3 sao và có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao - Cấp Quốc gia (Gạo Thơm đặc sản Thiên Vương và Gạo ngon Tiến vua Tiên Nữ thuộc Công ty TNHH MTV Lương thực Thoại Sơn).

Trong đó có 45 chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh và được trao chứng nhận, gồm: 4 hợp tác xã, 20 doanh nghiệp và 21 cơ sở sản xuất. Các sản phẩm được chứng nhận OCOP chủ yếu thuộc nhóm ngành: thực phẩm (48 sản phẩm), đồ uống (12 sản phẩm), thảo dược (1 sản phẩm), thủ công mỹ nghệ, trang trí (1 sản phẩm).

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Thời gian qua tỉnh An Giang đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, phát triển nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, việc đẩy mạnh chương trình OCOP có vai trò đặc biệt quan trọng, là hạt nhân để đẩy mạnh các sản phẩm có chất lượng cao, khối lượng lớn, có giá trị gia tăng cao. Từ đó, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế nông thôn, giúp cho đời sống người dân ở nông thôn An Giang được cải thiện. 

Người dân vùng Bảy Núi - An Giang đi lấy nước thốt nốt về nấu đường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Người dân vùng Bảy Núi - An Giang đi lấy nước thốt nốt về nấu đường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để sản phẩm OCOP của An Giang được bay xa hơn, trong thời gian tới tỉnh đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP. Đặc biệt thời gian qua An Giang đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.  Hiện ngành nông nghiệp tỉnh An Giang cũng thực hiện giới thiệu sản phẩm OCOP và sản phẩm tiềm năng tham gia các chương trình như: tham gia Đề án “Ứng dụng giải pháp bán hàng thông minh cho các nhà bán lẻ trên địa bàn tỉnh ”, tham gia bán hàng trên “Gian hàng Việt trực tuyến”, hỗ trợ giới thiệu sản phẩm trên các kênh thương mại điện tử... từ đó đã giới thiệu một số sản phẩm đạt OCOP của tỉnh như: Đường thốt nốt Palmania, trà xạ đen, trà mãng cầu, Mắm cá chao cá mè vinh Ông Ba Lộc, xoài cát hòa lộc sấy dẻo, Mật ong tại điểm bán sản phẩm OCOP tại khu Grand World Phú Quốc (Kiên Giang).

Bên cạnh đó, An Giang còn tổ chức thành công “Ngày Hội sản phẩm OCOP và Hàng hóa đặc trưng các tỉnh thành năm 2021” tại thành phố Châu Đốc. Hoạt động kết nối giữa 4 tỉnh ABCD Mekong (bao gồm: An Giang, Bến Tre, Cần Thơ và Đồng Tháp) tại tỉnh Đồng Tháp, trong khuôn khổ hoạt động có trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP của tỉnh và kết nối giữa các chủ thể kinh tế. 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.