| Hotline: 0983.970.780

An toàn sinh học chăn nuôi gia cầm

Thứ Hai 07/07/2014 , 10:27 (GMT+7)

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi thì tùy theo những bệnh khác nhau mà mầm bệnh tồn tại lâu hay nhanh trong trại. 

Tại hội thảo “Chăn nuôi gà đẻ” vừa tổ chức tại TP.HCM, PGS.TS Narin Uparagarin (Đại học Kasetsart, Thái Lan) cho biết, có 4 tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe đàn gà, gồm vi rút, vi khuẩn, vi sinh vật và ký sinh trùng lây lan từ gà bệnh, gà thải loại, chim hoang dã, nguồn thức ăn, nước uống, không khí ô nhiễm hay tác nhân gây bệnh từ những đàn gà lân cận.

Ông Tín Phùng, Trưởng bộ phận Dịch vụ Kỹ thuật khu vực Đông Nam Á, Cty Hy-Line International nêu một dẫn chứng về ATSH tại trại chăn nuôi, đó là việc một đàn cò đậu trên trại và xe đi lấy xác gà chết không được sát trùng. Hậu quả là toàn bộ các trại trong vùng đều nhiễm bệnh. Ông Phùng cũng chia sẻ một thông tin là hiện nay ở nhiều nước thường xử lý xác gà chết bằng cách chôn ngay tại trại, tuy nhiên điều này tương đối khó thực hiện ở Việt Nam và một số nước lân cận.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi thì tùy theo những bệnh khác nhau mà mầm bệnh tồn tại lâu hay nhanh trong trại. Có loại bệnh, mầm bệnh chỉ tồn tại từ 1 giờ đến 1 ngày. Tuy nhiên có bệnh tồn tại cả tháng, thậm chí cả năm. Không chỉ có cúm gia cầm mà các bệnh khác như cầu trùng, tụ huyết trùng, đậu… đều có khả năng xâm nhập vào trại và lây lan trên diện rộng nếu không có biện pháp phòng ngừa và đối phó kịp thời.

Hiện nhiều nước tiên tiến trên thế giới chủ yếu sử dụng chuồng lạnh có phân tầng (chuồng kín, mát) và nuôi theo phương thức tự động, bán tự động nên mức độ ATSH cao. Tại Thái Lan, chưa tới 1% các trại nuôi theo phương thức thả trên sàn.

Ông Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm VN cho biết, không ít chủ trang trại vẫn quan niệm rằng, vật nuôi đã được chủng ngừa rồi thì không cần quan tâm tới ATSH. Theo ông, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm vì ATSH phải là yếu tố ưu tiên hàng đầu, sau đó mới đến chương trình phòng vệ bằng vắc xin.

PGS.TS Narin Uparagarin khuyến cáo, để đảm bảo ATSH thì phải đảm bảo các yếu tố về vắc xin phòng ngừa, tiêu độc khử trùng, đảm bảo môi trường, kiểm soát chặt chẽ khâu nguyên liệu và tuân theo các chính sách, khuyến cáo của quốc gia...

Ngoài ra, ATSH phải đề cập tới yếu tố di truyền, do đó cần chọn đơn vị cung cấp giống uy tín, chất lượng, gà phải khỏe mạnh, không có mầm bệnh. Tránh bố trí gà ở nhiều độ tuổi khác nhau nuôi chung 1 chuồng, có biện pháp xử lý gà chết và vệ sinh sát trùng phương tiện vận chuyển. Hiện một số nước đang nghiên cứu giống gà kháng vi rút, dự kiến hoàn thành năm 2018. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành chăn nuôi gia cầm.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Quả thơm bên dòng Hương Giang

Thừa Thiên - Huế Ở vùng đất cố đô Huế có nhiều nơi trồng được thanh trà nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng bậc nhất chỉ có thể ở Thủy Biều, một ngôi làng bên dòng sông Hương.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất