| Hotline: 0983.970.780

An toàn sinh học trong chăn nuôi

Thứ Ba 14/02/2017 , 07:10 (GMT+7)

An toàn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp kỹ thuật và quản lý được áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh...

Hỏi: An toàn sinh học trong chăn nuôi là gì?

Trả lời: An toàn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp kỹ thuật và quản lý được áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh có khả năng gây hại đến con người, gia súc, gia cầm và môi trường.

An toàn sinh học trong các cơ sở chăn nuôi gà là một hệ thống các hành động thực tiễn được áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh và lây lan các bệnh truyền nhiễm vào và ra từ một cơ sở chăn nuôi gà. Người chăn nuôi cần có sự thay đổi lớn về thái độ và hàng loạt các hành vi, coi thực hiện an toàn sinh học là một công việc hàng ngày của mình.


Hỏi: Lợi ích của việc thực hiện an toàn sinh học trong cơ sở chăn nuôi gà bố mẹ?

Trả lời: Việc thực hiện an toàn sinh học trong cơ sở chăn nuôi gà bố mẹ mang lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi và cộng đồng. Như giảm tỷ lệ gà mắc bệnh, tăng tỷ lệ đẻ trứng và tỷ lệ ấp nở, giảm tỷ lệ gà loại thải và tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nuôi sống cao, tỷ lệ chết của gia cầm ở tuần đầu thấp, gia cầm nở ra khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn chất lượng con giống tốt.


Hỏi: Những dấu hiệu nhận biết đàn gà mái đẻ kém?

Trả lời: Dấu hiệu nhận biết gà đang đẻ tỷ lệ thấp như sau: Lông gà xơ xác, mào tích không đỏ, tươi, mềm, bóng; Thông qua nhìn, nghe thất đàn gà có biểu hiện khác thương; Xuất hiện nhiều trứng nhỏ không bình thường, méo mó, sần sùi; Gà mái không chịu cho gà trống phối giống, ít nghe thấy tiếng “gọi trống” và tiếng “cục tác”…


Hỏi: Tôi gieo mạ nền đất cứng để cấy lúa xuân nhưng thời tiết năm nay nóng ấm kéo dài nên mạ phát triển rất nhanh. Tôi sợ mạ bị quá lứa không biết có cấy được không. Xin cho biết mạ nền cứng đạt tiêu chuẩn ra đồng như thế nào? Khi nào thì mạ coi là già (quá lứa) và cách khắc phục?

Trả lời: Mạ trên nền đất cứng được áp dụng phổ biến tại ĐBSH để phát triển các trà lúa xuân muộn và được coi là phương pháp tiến bộ nhằm giảm thiểu công làm mạ, nâng cao năng suất lúa. Song dù được gieo trên nền đất cứng với thời gian ngắn thì mạ vẫn vẫn cần đảm bảo đủ tiêu chuẩn “ra đồng” đó là cây mạ đanh dảnh, rễ đâm trắng và yêu cầu đạt từ 2,5 - 3 lá thật.

Nếu mạ trên nền đất cứng có từ 4 lá trở lên được coi là mạ già (mạ quá lứa). Cây mạ này nếu vẫn giữ trên sân thường bị chết dần chết mòn vì dinh dưỡng trong hạt gạo nuôi cây đã hết. Nếu được bón phân tưới nước đầy đủ thì mạ dù có sống cũng không nên sử dụng để cấy xuống ruộng sản xuất vì nếu cấy mạ lúc này thì cũng giống như cấy mạ dược bị già ống, năng suất lúa sau này sẽ không cao thậm chí sau cấy cây mạ rất khó hồi phục bị vàng lá, nghẹt rễ rồi chết dần.

Để khắc phục hiện tượng mạ nền cứng quá lứa nông dân cần giảm lượng nước tưới, phân bón nhằm kìm hãm mạ ra thêm lá mới, chỉ duy trì một nước nước tối thiểu để mạ sống. Không nên quây úm, che chắn ni lông (trừ những ngày giá rét).

* Lưu ý: Như trên đã trao đổi cần phải kết thúc cấy mạ nền cứng trước 4 lá thật, tốt nhất cấy khi mạ có 2,5 lá. Nếu mạ nền cứng quá lứa thì kiên quyết loại bỏ thay thế bằng các loại giống bổ sung.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cây mía quay quắt trong nắng nóng như thiêu đốt

GIA LAI Trong cái nắng nóng như thiêu đốt, vùng mía nguyên liệu trồng mới lẫn mía tái sinh của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) đang quay quắt trong ‘chảo lửa’…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất