| Hotline: 0983.970.780

[Ảnh]: Ngắm Giàn Gừa lớn nhất miền Tây

Thứ Hai 02/05/2016 , 13:58 (GMT+7)

Với tuổi thọ 150 năm, cây phát triển rất nhiều cành, nhánh đan xen với nhau tạo thành giàn lớn nên người dân trong vùng gọi “Giàn Gừa”. 

Với tuổi thọ 150 năm, cây phát triển rất nhiều cành, nhánh đan xen với nhau tạo thành giàn lớn nên người dân trong vùng gọi “Giàn Gừa”.

Hiện cây Gừa này có diện tích tán rộng 2.700 m2, chiều cao khoảng 12m. Mỗi ngày thu hút hàng trăm người đến tham quan và chụp ảnh, quay phim.

13-30-06_nh-1
Giàn Gừa khổng lồ này nằm trong khu di tích ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, (TP. Cần Thơ).

13-30-06_nh-2
Lão Gừa này có tên (Ficus microcarpa), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), có tuổi đời hơn 150 năm, nhưng cành lá đang phát triển rất xanh tốt.

13-30-06_nh-3
Giàn Gừa chằng chịt phủ trùm khuôn viên khu di tích.

13-30-06_nh-4
Theo nhiều lão làng trên 70 tuổi khẳng định lúc họ còn nhỏ, giàn Gừa đã che phủ cả một vùng rộng lớn. Đến nay chưa ai biết rõ nguồn gốc của Giàn Gừa này.

13-30-06_nh-5
Khu Giàn Gừa trước đây có diện tích rất lớn nhưng do sự tàn phá của bom đạn chiến tranh và sự tác động của môi trường nên hiện nay chỉ còn rộng khoảng 2.740m2.

13-30-06_nh-6
Những cành Gừa, lá xanh mướt chen nhau, khép kín tạo thành một tán dù thiên nhiên khổng lồ.

13-30-06_nh-7
Năm 2011, Huyện ủy và UBND huyện Phong Điền đã chọn nơi đây làm khu di tích lịch sử văn hóa và đặt tên là “Khu di tích lịch sử văn hóa Giàn Gừa".

13-30-06_nh-8
Năm 2013 lão Gừa này được đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp thành phố “Di tích lịch sử Giàn Gừa”.

13-30-06_nh-9
Nét độc đáo của Giàn Gừa ở Nhơn Nghĩa là những giàn cây to lớn, không hề bị chặt phá được giữ gìn và phát triển qua nhiều thế hệ.

13-30-06_nh-10
Cành nhánh, thân phụ với bộ rễ buông thõng, ngoằn ngoèo, quyện chặt vào nhau tạo thành một tổng thể hài hòa có sức sống kỳ diệu.

13-30-06_nh-11
Theo giai thoại từ xa xưa, có một gia đình họ Nguyễn đến vùng đất Nhơn Nghĩa lập nghiệp. Trong quá trình khai khẩn, không may giàn Gừa bốc cháy khiến cảnh vật trở nên hoang tàn. Trong làng có nhiều người mắc bệnh lạ không chữa khỏi. Có một vị đạo sĩ từ xa đến bốc thuốc cứu độ dân làng.

13-30-06_nh-12
Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, từ xưa người dân nơi đây đã dựng lên miếu thờ bà Thượng Động Cố Hỉ, vị nữ thần được nhiều người tôn kính như một ân nhân của dân làng.

13-30-06_nh-13
Tại khu di tích cũng có dòng chữ ghi “Vào năm Đinh Tỵ 1857, gia đình ông Cả Nguyễn là người đầu tiên có công khai phá vùng đất xã Nhơn Nghĩa. Trải qua 6 thế hệ, con cháu họ Nguyễn vẫn sinh sống trên mảnh đất này và thay nhau giữ gìn, tôn tạo nơi thờ phụng.

13-30-06_nh-14
Hằng năm cứ đến ngày 28 tháng 2 âm lịch bà con dòng họ Nguyễn và người dân gần xa long trọng dâng hương, làm lễ cúng Bà.

13-30-06_nh-16
Giàn Gừa và cổ miếu thờ Bà giờ đã trở thành di tích văn hóa, một khu du lịch sinh thái với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, có một không hai ở ĐBSCL.

13-30-06_nh-17
Xưa nay người dân địa phương đã coi việc cúng bà Cố Hỷ và những người khuất mặt, những người có công khai khẩn đất đai bờ cõi, những anh hùng liệt sĩ là một hành động hướng về nguồn cội và tri ân quá khứ.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm