| Hotline: 0983.970.780

Anh Phong 'mát' nuôi lợn an toàn sinh học

Thứ Tư 05/08/2020 , 08:13 (GMT+7)

Để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong chăn nuôi lợn, anh Phong “mát” ở Tây Ninh đã có nhiều sáng kiến “điên rồ” nhưng vô cùng hữu ích.

Tự tay làm dây chuyền sản xuất cám tự động…

Đến xã Phước Minh, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh hỏi thăm nhà anh Phong “mát” ai cũng biết, bởi trang trại lợn của gia đình anh lớn bậc nhất tại địa phương. Trong khi nhiều hộ chăn nuôi lợn phải chật vật tái đàn lợn, thì anh Phong nhờ vào những sáng kiến hữu ích từng được người dân trong vùng  xem là “điên rồ” của mình, vẫn ung dung sản xuất.

Trang trại lợn gia đình anh Phong. Ảnh: Trần Trung.

Trang trại lợn gia đình anh Phong. Ảnh: Trần Trung.

Tốt nghiệp trường Trung cấp Nông nghiệp Tây Ninh chuyên ngành Chăn nuôi - thú y năm 1992, ra trường thay vì chọn làm cán bộ nông nghiệp, anh Nguyễn Đức Phong (SN 1974) lại quyết định về địa phương xây dựng trang trại chăn nuôi làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Được thừa kế của cha mẹ gần 5.000 m2 đất, ban đầu anh Phong chọn chăn nuôi gà thả vườn để khởi nghiệp. Sau nhiều năm nuôi gà thăng trầm “được giá mất mùa, được mùa mất giá”, năm 2010 anh quyết định chuyển sang nuôi lợn với quy mô 100 con lợn nái và gần 1.000 con lợn thịt.

Chỉ cần bật công tắc điện là dây chuyền sản xuất thức ăn tự vận hành. Ảnh: Trần Trung.

Chỉ cần bật công tắc điện là dây chuyền sản xuất thức ăn tự vận hành. Ảnh: Trần Trung.

Thế nhưng, không dễ như suy tính ban đầu, chỉ sau 2 năm, anh Phong mất gần hết vốn vì giá lợn liên tục sục giảm do dịch lở mồm long móng, tai xanh bùng phát, trong khi chi phí thức ăn tăng cao. Từ đó, anh Phong suy nghĩ, tính toán lại thì nhận ra rằng, trong chăn nuôi, không chỉ làm tốt công tác phòng dịch mà việc tự sản xuất thức ăn để giảm chi phí cũng quan trọng không kém.

Dây chuyền sản xuất cám tự động do anh Phong sáng chế. Ảnh: Trần Trung.

Dây chuyền sản xuất cám tự động do anh Phong sáng chế. Ảnh: Trần Trung.

Nghĩ là làm, qua tài liệu sách, báo, internet, năm 2015 anh bắt tay vào nghiên cứu và sáng chế dây chuyền sản xuất cám. Để chuyên tâm nghiên cứu, mọi công việc chăn nuôi anh bàn giao lại cho vợ xử lý. Ngày này qua ngày khác, anh bận bịu với những thanh sắt rồi cắt, gò, hàn, tháo ra, lắp vào... “Người dân địa phương thấy làm lạ, sao ông này không tập trung làm ăn mà tối ngày chơi với các thanh sắt và cái tên Phong “mát” cũng ra đời từ đó” anh Phong tếu táo nói.

Cám do anh Phong làm ra được nén viên không khác gì cám công nghiệp. Ảnh: Trần Trung.

Cám do anh Phong làm ra được nén viên không khác gì cám công nghiệp. Ảnh: Trần Trung.

Bằng sự kiên trì, sau 2 năm phải “đập đi làm lại” nhiều lần, chiếc máy hoàn thiện nhất cũng được ra đời trong sự thán phục của nhiều người. Chỉ cần bật công tắc điện, chiếc máy của Phong tự vận hành một cách trơn tru từ khâu nghiền nát, trộn các nguyên liệu và nén viên, sản phẩm làm ra không khác gì cám công nghiệp.

Tủ thuốc dành riêng cho trang trại lợn của gia đình anh Phong. Ảnh: Trần Trung.

Tủ thuốc dành riêng cho trang trại lợn của gia đình anh Phong. Ảnh: Trần Trung.

Anh Phong chia sẻ, để làm ra cám chất lượng, ngoài các phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương (như cám, bắp ngô), để tăng lượng đạm anh còn bổ sung thêm bột cá được nhập từ công ty uy tín ở Vũng Tàu cùng các chế phẩm sinh học như men tiêu hóa, thuốc kháng sinh và các vitamin, khoáng chất.

Ngoài bắp, cám, bột cá anh Phong phối trộn các vitamin, khoáng chất vào nguyên liệu để sản xuất cám. Ảnh: Trần Trung.

Ngoài bắp, cám, bột cá anh Phong phối trộn các vitamin, khoáng chất vào nguyên liệu để sản xuất cám. Ảnh: Trần Trung.

Sau khi đưa vào máy, hỗn hợp trên sẽ được dồn xuống khoang nén đi qua tấm ép khoan lỗ để tạo thành viên. Tùy theo kích thước tấm ép khoan lỗ mà kích thước từng viên thức ăn cũng sẽ khác nhau, sau đó cám sẽ đưa qua hệ thống để sấy khô và có thể được bảo quản trong nhiều ngày. Cám này không chỉ phục vụ cho lợn trưởng thành, mà lợn con hoặc các vật nuôi khác đều sử dụng được, chỉ cần thay đổi công thức phối trộn nên rất tiện lợi.

Mỗi chuồng lợn anh Phong đều trang bị 1 bình truyền dịch để kịp thời xử lý mọi tình huống khi dịch bệnh xảy ra. Ảnh: Trần Trung.
Mỗi chuồng lợn anh Phong đều trang bị 1 bình truyền dịch để kịp thời xử lý mọi tình huống khi dịch bệnh xảy ra. Ảnh: Trần Trung.

Mỗi chuồng lợn anh Phong đều trang bị 1 bình truyền dịch để kịp thời xử lý mọi tình huống khi dịch bệnh xảy ra. Ảnh: Trần Trung.

Anh Phong tiết lộ, trung bình đàn lợn gia đình sử dụng hết 3 đến 5 tấn thức ăn/ngày, với công suất thiết kế 1 tấn/giờ, theo tính toán để tạo ra 1kg cám gia đình mất khoảng 5.000 đồng. So với các sản phẩm cám hiện có trên thị trường, gia đình tiết kiệm 300.000đồng/100 kg cám, mỗi tháng tiết kiệm hàng chục triệu đồng!

Đến những sáng kiến độc, lạ

Với đàn lợn nái gần 100 con, để giải quyết công tác thụ tinh lợn nhanh, tỷ lệ đậu cao, đảm bảo an toàn dịch bệnh không hề đơn giản. Theo anh Phong, trước đây, để thụ tinh cho lợn nái, anh thường sử dụng biện pháp phối giống tự nhiên giữa lợn nái và lợn đực khá phức tạp. Với sự tiến bộ của kỹ thuật chăn nuôi, các phương pháp thụ tinh nhân tạo cho lợn ra đời đáp ứng sự phát triển của ngành chăn nuôi, nâng cao chất lượng con giống và thuận tiện hơn cho người chăn nuôi, anh đã học hỏi từ đó áp dụng cho đàn lợn của mình.

Bóng đèn xua đuổi côn trùng góp phần ngăn ngừa dịch bệnh ở trang trại của anh Phong. Ảnh: Trần Trung.

Bóng đèn xua đuổi côn trùng góp phần ngăn ngừa dịch bệnh ở trang trại của anh Phong. Ảnh: Trần Trung.

Tuy nhiên, để tìm được nguồn tinh lợn đáng tin cậy trong thời buổi dịch bệnh tràn làn là không dễ. Chính vì vậy, để việc phối giống hiệu quả, anh luôn duy trì 20 đực giống được tuyển chọn từ những con lợn khỏe mạnh nhất trong đàn. Số đực này vừa là nguồn để anh lấy tinh an toàn, đồng thời tận dụng chúng để kích thích lợn cái đạt độ hưng phấn nhất trước khi phối tinh. Thiết bị để phối tinh được anh chọn lựa tỉ mỉ, nhập khẩu từ Thái Lan với giá 4.000 đồng/chiếc/1 lần thụ tinh, giúp lợn thụ tinh dễ dàng và tỷ lệ đậu lên tới 99%.

Với bề dày kinh nghiệm và kiến thức đào tạo bài bản anh Phong tự phối tinh cho đàn lợn của gia đình. Ảnh: Trần Trung.
Với bề dày kinh nghiệm và kiến thức đào tạo bài bản anh Phong tự phối tinh cho đàn lợn của gia đình. Ảnh: Trần Trung.

Với bề dày kinh nghiệm và kiến thức đào tạo bài bản anh Phong tự phối tinh cho đàn lợn của gia đình. Ảnh: Trần Trung.

Bên cạnh đó, một trong những vấn đề phổ biến nhất khiến các chủ trang trại đau đầu hiện nay là làm thế nào để ngăn chặn ruồi muỗi từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào trang trại, bởi chúng là các vật chủ trung gian mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm phát tán đi khắp nơi. Theo đó, để ngăn ruồi tiếp xúc với lợn một cách hữu hiệu nhất, anh Phong đã sử dụng lưới để che phủ toàn bộ trang trại, cách làm này tương đối đơn giản, không quá tốn kém. Ngoài ra, anh Phong còn trang bị hàng chục bóng đèn có chức năng xua đuổi côn trùng, mỗi bóng chỉ mất gần 200.000 đồng đổi lại trang trại được bảo vệ an toàn tuyệt đối.

Toàn bộ các khu chăn nuôi tại trang trại anh Phong đều được giăng mùng cho lợn. Ảnh: Trần Trung.
Toàn bộ các khu chăn nuôi tại trang trại anh Phong đều được giăng mùng cho lợn. Ảnh: Trần Trung.

Toàn bộ các khu chăn nuôi tại trang trại anh Phong đều được giăng mùng cho lợn. Ảnh: Trần Trung.

Đặc biệt, theo anh Phong, để điều trị bệnh có hiệu quả nhất là làm sao đưa được thuốc vào trong cơ thể vật nuôi một cách nhanh và an toàn nhất. Qua nghiên cứu anh nhận thấy truyền dịch chính là một trong những cách làm đạt hiệu quả tối ưu. Vì thế, bên cạnh xây dựng cho mình một tủ thuốc với đầy đủ các loại vắc xin phòng chống dịch bệnh, mỗi một chuồng lợn đều được anh Phong trang bị một bình truyền dịch để sẵn sàng sử dụng mỗi khi phát hiệu đàn lợn có biểu hiện bất thường.

Cám sau khi được nén đưa qua hệ thống sấy. Ảnh: Trần Trung.

Cám sau khi được nén đưa qua hệ thống sấy. Ảnh: Trần Trung.

Nhờ vào quy trình khép kín từ khâu sản xuất thức ăn đến khâu sản xuất giống, cùng các giải pháp trong chăn nuôi, qua đó anh Phong giúp lợn sinh trưởng phát triển tốt. Đây cũng là một trong những lý do giúp đàn lợn của gia đình anh Phong không bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi vừa qua.

Bắp được nghiền nát trước khi phối trộn cùng nguyên liệu khác để nén viên. Ảnh: Trần Trung.

Bắp được nghiền nát trước khi phối trộn cùng nguyên liệu khác để nén viên. Ảnh: Trần Trung.

Bên cạnh chăm lo cho đàn lợn gia đình, anh Phong còn san sẻ lợn giống và chia sẻ kinh nghiệm cho bà con trong vùng cùng phát triển.

Ông Trần Ngọc Đào, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Minh, TP.Tây Ninh đanh giá, anh Nguyễn Đức Phong là một nông dân dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư sản xuất, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Đặc biệt, anh Phong đã có những cải tiến sáng tạo trong chăn nuôi giúp tăng năng suất, hiệu quả kinh tế. Thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ nhân rộng và đẩy mạnh tuyên truyền về những mô hình tiêu biểu như của anh Phong để nhiều hội viên khác học tập và làm theo.

Xem thêm
Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.