| Hotline: 0983.970.780

Ánh sáng cuối đường hầm

Thứ Hai 22/11/2010 , 09:42 (GMT+7)

Cai nghiện rồi tái nghiện là điệp khúc được dành cho nhiều người lỡ dính ma túy ở vùng đất từng là thủ phủ cây thuốc phiện (Kỳ Sơn, Nghệ An). Nhưng vẫn có ngoại lệ.

Cai nghiện rồi tái nghiện là điệp khúc được dành cho nhiều người lỡ dính ma túy ở vùng đất từng là thủ phủ cây thuốc phiện (Kỳ Sơn, Nghệ An). Nhưng vẫn có ngoại lệ.  

>> Điệp khúc tái nghiện
>> Những kiều nữ Mông nghiện hút
>> Những cái chết báo trước

Theo chân Trung úy Nguyễn Nam Thắng, Bệnh xá trưởng Tiểu khu 50 BĐBP Nghệ An, chúng tôi về bản Xốp Nhị, xã Hữu Lập thăm những người từng là bệnh nhân của bác sĩ biên phòng này. Trong căn nhà khá kiên cố mới dựng lại được, cùng thân hình khỏe mạnh, anh Vi Văn Thái và vợ là Lữ Thị Cúc niềm nở đón tiếp người ân nhân của mình.  

Trước đây, dân bản Xập Nhị, ai cũng biết đến anh thanh niên Vi Văn Thái là người có sức khỏe, chăm chỉ làm ăn, anh đã từng dựng được nhà đẹp mua sắm được nhiều hiện vật có giá trị trong gia đình như xe máy, tủ lạnh, bàn ghế đắt tiền. Nhưng năm 2007, anh đã dính vào ma túy, để phê thuốc có ngày anh “đốt” đến vài trăm nghìn mua ma túy. Chỉ sau một thời gian ngắn mọi thứ trong gia đình cũng “ra đi” nhanh chẳng kém. Đặc biệt người vợ của anh cũng không chịu đựng nổi  đã bỏ đi theo người khác.   

Hạnh phúc vì cai nghiện thành công

Khi trắng tay, đói thuốc những cơn đau dày xé thân thể, anh mới nhận ra sự tai hại của “nàng tiên nâu”. Năm 2008, quyết tâm cai nghiện, anh Thái đã mua dây xích, nhờ người nhà khóa mình lại để tự cai nghiện và anh đã cắt cơn thành công. Nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn, không có công việc ổn định cùng với môi trường xã hội xung quanh anh lại tái nghiện. Anh Thái nhớ lại: “Quyết tâm lắm nhà báo ơi nhưng tụ tập uống rượu cùng bạn bè, khi say chúng nó lại nói chuyện hút hít làm nỗi nhớ thuốc lại bùng lên, thế là lại tìm thuốc và tái nghiện thôi!”. 

 Nhưng cũng còn may mắn cho anh Thái, lúc khó khăn nhất anh vẫn được một người con gái yêu thương và chị tin bản chất của một người từng chăm chỉ lao động sẽ giúp anh cai nghiện thành công. Qua tìm hiểu chị Lữ Thị Cúc (vợ Thái bây giờ) đã nhờ đến sự giúp đỡ của các y bác sỹ tại bệnh xá Tiểu Khu 50 để cai nghiện cho người yêu mình. Sau 2 tuần với sự tận tâm của đội ngũ y, bác sĩ cùng sự giúp đỡ, động viên chăm sóc của người yêu, anh Thái đã cắt cơn và đến nay đã cai nghiện thành công.  

Cùng cảnh nghiện ngập như anh Thái nhưng anh Vi Văn Thuận ở bản Xốp Nhị vẫn còn may mắn hơn khi những lúc khó khăn nhất của cuộc đời anh vẫn được người bạn đời chăm sóc, giúp chồng cai nghiện. Bệnh xá tiểu khu 50 Bộ đội biên phòng Nghệ An cũng là điểm giúp anh cai nghiện thành công, hiện nay anh đang chăm chỉ lao động, có cuộc sống hạnh phúc bên vợ và 2 cô con gái.  

Ở đây cũng còn có một số trường hợp đã cai nghiện thành công và đang hòa nhập tốt cùng cộng đồng. Đặc biệt ở khối 5, thị trấn Mường Xén có trường hợp cậu thanh niên V.V.H cũng đã từng nghiện ngập nhưng nay đã cai nghiện xong và đang theo học một trường Đại học tại Vinh. Hay như anh Vi Văn Đại ở bản Xốp Nhị, xã Hữu Lập qua bao năm nghiện ngập anh đã cai nghiện được và để có môi trường mới anh đã quyết tâm “bỏ xứ” cùng vợ vào miền Nam lập nghiệp.  

Số người cai nghiện được dù sao cũng chỉ là một con số quá nhỏ so với người nghiện ma túy trên địa bàn và một vấn đề đặt ra nữa là chẳng lấy gì làm đảm bảo họ sẽ không tái nghiện sau khi rời trung tâm cai nghiện này. Chính vì thế mà “bài thuốc thoát nghiện cộng đồng” vấn là một câu hỏi hóc búa với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan.  
Trong lúc nhiều người đang bị ma túy cám dỗ thì anh Thái, anh Thuận, anh Đại đã dứt tình với “nàng tiên nâu”, mỗi người đang chọn cho mình một con đường  hòa nhập cộng đồng.  Để có một môi trường mới, tránh xa ma túy anh Đại đã chọn cách đưa vợ con đi làm ăn xa. Anh Thái và Thuận chọn cách ở lại quê nhà, lấy gia đình làm chỗ dựa để vượt qua sự cám dỗ của ma túy. Nhưng trước mắt họ sẽ luôn là cuộc đấu tranh không ngừng để thực sự không bị “nàng tiên nâu” cám dỗ.   

Trước khi trở về hòa nhập với cuộc sống đời thường như hiện nay các anh phải trải qua nhiều lần cai nghiện. Nhưng theo như anh Thái tâm sự: “Cai nghiện thì cũng không khó như nhiều người nghĩ đâu, chỉ cần 2 tuần không dùng ma túy kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ khác, quan trọng nhất vẫn là được gia đình động viên chia sẻ thì đã có thể cắt được cơn nghiện thuốc. Nhưng tái nghiện lại càng dễ hơn. Chỉ cần say xỉn không làm chủ được mình bị bạn bè lôi kéo là tái nghiện thôi”.  

Chính vì thế, mặc dù rất tin tưởng và hi vọng vào những người từng là bệnh nhân của mình nhưng bác sĩ Nguyễn Nam Thắng vẫn buông một câu nghe chua chát khi chia tay chúng tôi: “Chẳng có gì để đảm bảo những người này không tái nghiện ma túy thêm một lần nữa”. Hiện nay ở huyện Kỳ Sơn ngoài trung tâm cai nghiện của Bệnh xã Tiểu khu 50 BĐBP Nghệ An thì đã có thêm Trung tâm Cai nghiện kết hợp với quản lí sau cai nghiện do Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện quản lí nhưng trước mắt mỗi năm ước chừng chỉ có thể tiến hành cai nghiện cho khoảng 200 người.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm