| Hotline: 0983.970.780

"Bà đỡ" cho người nuôi ong

Thứ Sáu 14/03/2014 , 10:31 (GMT+7)

Hiện tại, cơ sở nuôi ong Tiến Phát đang bao tiêu sản phẩm cho trên 100 trại ong ở trong và ngoài tỉnh Tiền Giang.

Cơ sở nuôi ong Tiến Phát ở xã Dưỡng Điềm (Châu Thành, Tiền Giang) do ông Nguyễn Văn Tiến làm chủ mỗi năm SX và cung ứng cho thị trường trên 3 tấn mật ong đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Sản lượng mật ong do cơ sở cung ứng xếp thứ tư trong cả nước, chỉ sau 3 công ty ong mật ở tỉnh Đắk Lắk và Đồng Nai.

Ông Tiến cho biết, ông đến với nghề nuôi ong từ năm 1976. Sau hơn 30 năm gắn bó với nghề, ông nhận thấy nghề nuôi ong thu hút nhiều người tham gia nhưng khâu tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bấp bênh, giá đầu ra không ổn định.

Với vai trò là Phó Chủ tịch Hội Nuôi ong tỉnh Tiền Giang, mong muốn giúp hội viên khắc phục khó khăn về thị trường, vốn, từ năm 2007, ông quyết định hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, thuốc chữa bệnh, thức ăn, phấn hoa… phục vụ các trại nuôi ong. Đồng thời, giúp tạo đầu ra ổn định cho người nuôi ong thông qua bao tiêu sản phẩm mật ong để cung ứng cho các công ty ong mật tại tỉnh Đắk Lắk xuất khẩu sang thị trường Mỹ và một số nước châu Âu.

Hiện tại, cơ sở của ông bao tiêu sản phẩm cho trên 100 trại ong ở trong và ngoài tỉnh Tiền Giang như: Bắc Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang… Với sản lượng mật ong tiêu thụ trên 3.000 tấn trong năm 2013 (giá thu vào 30.000 đồng/kg), cơ sở của ông đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 500 lao động (các trại và tại cơ sở) với mức thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Để giúp bổ sung thức ăn, đảm bảo dinh dưỡng cho ong nhằm kéo dài thời gian SX mật, đặc biệt là trong mùa mưa, cơ sở của ông còn làm ra sản phẩm bột nậu nành (hạt đậu nành rang, trộn đường theo tỷ lệ 50: 50, xay nhuyễn) cung ứng cho các trại với khối lượng lên đến hàng ngàn tấn/năm (mức giá 20 - 22 triệu đồng/tấn).

Hằng năm ông còn nhập trên 50 tấn phấn hoa (thức ăn dinh dưỡng cao) từ Đắk Lắk để dự trữ và cung ứng cho các trại với mức giá 100 triệu đồng/tấn. Bên cạnh đó, ông còn nghiên cứu SX ra thuốc đặc trị bệnh cho ong rất hiệu quả.

“Cuối năm 2013, tôi nhập một máy tạo nền sáp nuôi ong kinh phí gần 2 tỷ đồng, công suất có thể đạt 700 kg sáp/ngày để gia công các tấm nền sáp (kích thước 20 cm x 40 cm) cho các trại nhằm rút ngắn thời gian xây tổ của ong, giúp nâng cao năng suất, sản lượng mật thu được.
Trong thời gian tới, tôi sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm ong mật gắn với tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường để từng bước xuất khẩu trực tiếp sản phẩm mật ong mang tên của cơ sở Tiến Phát”, ông Tiến phấn khởi cho biết.

Nhằm hỗ trợ các trại ong về vốn, ông thực hiện ứng trước nguyên liệu, thức ăn… (không tính lãi), sau đó khấu trừ vào tiền thu mua mật. Theo ông Tiến, nguồn vốn đầu tư ứng trước cho các trại hằng năm lên đến hàng chục tỷ đồng (trung bình 100 triệu đồng/trại). Qua theo dõi, ông nhận thấy, mỗi trại ong có quy mô từ 250- 300 đàn ong (thùng), nuôi theo cánh đồng lớn, trong điều kiện thuận lợi, trừ chi phí mỗi năm cho nhập bình quân trên dưới 250 triệu đồng.

Ông Tiến cho biết, để đảm tiêu chuẩn xuất khẩu, mật ong phải qua các công đoạn kiểm soát rất gắt gao từ nước nhập khẩu về dư lượng thuốc kháng sinh, chất chống nấm mốc (có trong thuốc BVTV). Vì vậy, khi thu mật, ông đều tổ chức lưu mẫu, đánh mã riêng theo từng trại để tiện việc theo dõi, kiểm tra, đối chứng…

Theo ông Tiến, khi ong hút mật, phấn từ bông cây cao su, cây keo sẽ cho mật tốt hơn, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Đối với một số bông thiên nhiên như bông tràm nước, dừa… thường cho mật sạch; mật hoa, chôm chôm, nhãn… thường chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa.

Hiện nay, một số vườn cây ăn trái ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long như nhãn đã bị thu hẹp do bệnh “chổi rồng”, một số khác sử dụng thuốc BVTV hàm lượng cao, không tổ chức phun xịt đồng loạt theo lịch, dẫn đến không đảm bảo an toàn cho đàn ong cũng như chất lượng mật thu được nên nhiều hộ đã di chuyển đàn ong ra các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc để tạo điều kiện cho ong khai thác mật từ các vườn cây có diện tích lớn, đảm bảo an toàn hơn như vải thiều ở Bắc Giang; tràm, keo ở Quảng Ngãi, Hòa Bình; điều, cao su ở Đồng Nai, Bình Dương…

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cây mía quay quắt trong nắng nóng như thiêu đốt

GIA LAI Trong cái nắng nóng như thiêu đốt, vùng mía nguyên liệu trồng mới lẫn mía tái sinh của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) đang quay quắt trong ‘chảo lửa’…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất