| Hotline: 0983.970.780

Bà già còm cõi nuôi 5 cháu nhỏ

Thứ Sáu 21/02/2014 , 10:50 (GMT+7)

Trong căn nhà vắng bóng cả cha lẫn mẹ, những đứa trẻ vẫn vô tư lớn lên trong tình thương của bà.

Nắng chiều vàng vọt, lọt qua từng kẻ ván trong gian bếp chật chội chưa đầy 6 m2, quện vào khói bụi hằn lên khuôn mặt già nua trước tuổi của người bà khốn khổ một mình nuôi 5 đứa cháu nhỏ dại. Đó là hoàn cảnh khó khăn của bà: Triệu Thị Điện (60 tuổi) ở thôn 7C – xã EaHaio – huyện EaH’leo ( Đăklăk).

Vượt qua gần 30 km từ trung tâm thị trấn Ead răng đến thôn 7C xã EaHaio, giữa một buổi chiều đầu xuân Giáp Ngọ 2014. Chúng tôi đến nhà bà giữa cái nắng chiều vàng vọt, căn nhà nhỏ nằm lọt giữa đại ngàn cao nguyên, còn hoang sơ, vắng vẻ.

Đây là thôn mới thành lập của xã Eahaio, con đường đất đỏ ngoằn nghèo hun hút trước nhà cứ dài mãi, dài mãi như những khó khăn vất vả của chủ nhà. Ở cái tuổi 60, lẽ ra bà Triệu Thị Điện đã được hưởng cuộc sống an nhàn khi có đủ con trai, con gái, thế nhưng, bà vẫn một mình cặm cụi làm thuê kiếm tiền chăm lo cho đàn cháu nhỏ.

Trong căn nhà vắng bóng cả cha lẫn mẹ, những đứa trẻ vẫn vô tư lớn lên trong tình thương của bà. Khi chúng tôi đến cũng là lúc các cháu đi học về. Nhìn vẻ hồn nhiên khi chúng xà vào trong bếp với bà, ánh mắt già nua ấy bỗng rạng rỡ hẳn lên.

Bà kể: Vợ chồng bà quê ở tận xã Thắng lợi, huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng. Gia đình bà di cư tự do vào mảnh đất này từ năm 1996 mang theo cái nghèo, cái khổ ở quê hương. Lúc ấy, hai vợ chồng bà và 3 đứa con nhỏ không nơi nương tựa, không đất canh tác. Gia đình bà được nông trường Cao Su Eahaio cưu mang cho một mảnh đất 500m2 dựng một căn nhà tạm trú mưa, trú nắng. Bà cũng được nhận vào làm công nhân một thời gian từ năm 2006 đến 2010. Dù cuộc sống khốn khó nhưng những đứa con bà đều khôn lớn trưởng thành và đã có gia đình.

Đến đây bà thở dài, im lặng một lúc rồi kể tiếp: “Nhưng mà cái số tôi, nó khổ lắm cô chú ạ! Ông nhà tôi mất cách đây đã 10 năm. Được thằng con trai cả tưởng tu chí làm ăn để nuôi 4 đứa con của nó nào ngờ, vợ nó bỏ đi mấy năm rồi không tin tức. Nó buồn đâm ra rượu chè đi theo những người làm rừng 2 - 3 tháng mới về một lần, mà cũng chẳng có đồng nào đưa cho tôi để nuôi 4 đứa con nó. Rồi đứa con gái thứ hai nó lấy chồng được 5 năm thì vợ chồng chúng bỏ nhau. Nó đi lấy chồng khác cũng mang con về đây”.

Bà Triệu Thị Điện hằng ngày chỉ thu nhập bằng những đồng tiền làm thuê, ruộng rẫy cho các hộ xung quanh được khoảng 80 đến 100 ngàn đồng. Vào mùa mưa thì công việc bấp bênh, bữa cơm hàng ngày của sáu bà cháu chỉ là cơm trắng với mắm muối và lá sắn. Thế nhưng, các cháu vẫn rất ham học, đứa lớn Thẩm Thị Huyền sinh năm 2001 học trường THCS Lê Lợi, còn 4 cháu Trang (2003), Nhung (2005), Hưng (2006), Dũng (2007) đều học trường Tiểu học Lê Lai.

Nằm sâu trong thôn 7C, ngôi nhà ván cách xa trường học gần 5 km, hằng ngày, các cháu đều phải đi bộ đến trường, khó khăn nhất là mỗi khi mùa mưa đến, đường lầy lội trơn trượt. Những đứa học cả ngày thì trưa ăn cơm nắm mang theo. Đồng phục và quần áo của các cháu được nhà trường hỗ trợ giúp đỡ nên cũng không rách và rét. Tuy khó khăn là vậy, mà bà cháu vẫn thấy quây quần vui vẻ bên nhau. Có lẽ, tình máu thịt là động lực duy nhất cho bà sức khỏe để nuôi dưỡng các cháu.

Tuy nhiên không biết tương lai của các cháu sẽ đi về đâu, vì bà chúng ngày một già đi và chứng bệnh gai cột sống vẫn tiếp tục hành hạ tấm thân còm cõi ấy. Trên gương mặt khắc khổ như ánh lên niềm hy vọng ở sự chung tay góp sức của cộng đồng cho hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của sáu bà cháu người DTTS ở thôn 7C – xã EaHaio – huyện EaH’leo (ĐăkLăk).

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.8345431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm