| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn xảy ra 435 vụ phá rừng

Chủ Nhật 26/11/2023 , 08:51 (GMT+7)

Số vụ phá rừng tại tỉnh Bắc Kạn vẫn còn nhiều nhưng đã giảm so với cùng kỳ năm 2022, trong đó rừng đặc dụng được bảo vệ tốt, không hình thành điểm nóng.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn xảy ra 541 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, lực lượng chức năng đã tịch thu 429m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách nhà nước trên 3,8 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2022 giảm 56 vụ, lâm sản tịch thu giảm 197m3 gỗ các loại.

Trong các vụ vi phạm có 435 vụ phá rừng, diện tích rừng bị thiệt hại hơn 113ha, giảm 19 vụ so với cùng kỳ năm ngoái, diện tích rừng bị thiệt hại giảm 2,4ha. Hầu hết các vụ phá rừng do người dân phát, phá rừng tự nhiên lấy đất sản xuất, các vụ việc quy mô nhỏ, diện tích rừng bị xâm hại tương đối ít.

Lực lượng kiểm lâm kiểm tra rừng tại Khu Dữ trữ thiên nhiên Kim Hỷ. Ảnh: Ngọc Tú. 

Lực lượng kiểm lâm kiểm tra rừng tại Khu Dữ trữ thiên nhiên Kim Hỷ. Ảnh: Ngọc Tú. 

Đối với công tác bảo vệ rừng đặc dụng, lực lượng chức năng đã kiểm tra, truy quét 4 cuộc với 23 lượt người tham gia tại khu vực Lũng Giảo, Lũng Cốp, Lũng Lương (Khu Dữ trữ thiên nhiên Kim Hỷ). Qua kiểm tra phát hiện 3 lán tạm, khoảng 250m vòi nước, 60 lít xăng dầu, 8 máy móc các loại (2 sên hút nước, 1 máy nén khí, 1 máy tời, 1 củ phát điện, 3 máy nổ) là phương tiện để khai thác vàng trái phép. Tổ tuần tra đã tiêu hủy máy móc, lán tạm theo quy định.

Để ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực rừng đặc dụng, ban quản lý các khu rừng đặc dụng phối hợp với chính quyền xã, tổ nhận khoán bảo vệ rừng tuần tra, kiểm tra. Từ đầu năm đến nay thực hiện 181 cuộc với 851 lượt người tham gia lượt người tham gia. Qua kiểm tra không phát hiện gỗ quý bị chặt hạ.

Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ cưa xăng. Theo đó toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận sử dụng 517/544 chiếc cưa xăng, trong quá trình sử dụng các chủ sở hữu thực hiện theo đúng bản đăng ký, không dùng cưa xăng khai thác rừng trái phép.  

Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, giải đoán ảnh vệ tinh phát hiện các điểm biến động rừng. Qua đó xác định được nhiều khu vực có biến động về rừng góp phần quan trọng trong phát hiện, ngăn chặn, xử lý sớm các hành vi phá rừng trái pháp luật trên địa bàn.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm