I.
Trong đề án hợp nhất Sở TT-TT với Sở VH-TT&DL, thành Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao & Du lịch, Chủ tịch UBND tỉnh Dương Thành Trung khẳng định, qua thực tiễn thực hiện chức năng quản lý nhà nước (QLNN) đối với ngành, lĩnh vực ở địa phương cho thấy, yêu cầu công tác QLNN lĩnh vực thông tin và truyền thông có nhiều nội dung tương đồng đối với công tác QLNN ở lĩnh vực văn hóa.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu trao quyết định thành lập Sở VH-TT-TT&DL (ảnh: Phan Thanh Cường) |
Đó là, các nội dung báo chí, xuất bản, bưu chính - viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin - điện tử, phát hành - truyền hình, thông tin đối ngoại, thông tin thông tấn, thông tin cơ sở, hạ tầng thông tin truyền thông, quảng cáo báo chí... Vì vậy, việc hợp nhất 2 Sở này thành 1 Sở mới là cần thiết, phù hợp.
Trước đây cơ cấu bộ máy tổ chức của Sở TT-TT gồm 6 phòng và 1 đơn vị sự nghiệp công lập. Tổng biên chế hành chính, sự nghiệp là 40. Vừa qua, đơn vị đã tuyển dụng 33 biên chế, gồm 25 hành chính và 8 biên chế sự nghiệp.
Riêng cơ cấu Sở VH-TT&DL có 8 phòng chức năng và 7 đơn vị sự nghiệp công lập. Tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của Sở VH-TT&DL là 251 biên chế. Trong đó, có 37 biên chế hành chính và 214 biên chế sự nghiệp. Đơn vị đã qua tuyển dụng được 216 biên chế, gồm 30 biên chế hành chính và 186 biên chế sự nghiệp.
Hiện nay, sau khi hợp nhất 2 Sở, UBND tỉnh Bạc Liêu đã sắp xếp, tinh gọn từ 14 phòng thành 6 và có 8 đơn vị sự nghiệp công lập. Qua đó, sau sáp nhập giảm được 8 phòng chuyên môn, giảm 8 Trưởng phòng và tăng 6 Phó Trưởng phòng. Ngoài ra, theo dự kiến tổng biên chế hành chính, sự nghiệp chỉ còn 285 biên chế, giảm 6 biên chế.
Ông Dương Thành Trung cho biết, sau khi đi vào hoạt động ổn định, Sở VH-TT-TT&DL phải xây dựng đề án vị trí việc làm gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại bộ máy, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đội ngũ công chức, viên chức từ nay đến hết năm 2021 phải đạt tỷ lệ tinh giản biên chế tối thiểu bằng 10% so với tổng biên chế được giao tại thời điểm thành lập. |
Theo ông Trung, việc hợp nhất 2 Sở thực hiện đúng quy định, đảm bảo các hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục; không gây gián đoạn trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được giao. Đồng thời, thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và mọi chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
II.
Việc hợp nhất Sở KH-CN và Sở GD-ĐT thành Sở GD-KH&CN, ông Trung cho biết: “Lĩnh vực KH-CN liên quan mật thiết với việc nghiên cứu và ứng dụng để đưa ra kết quả tối ưu, áp dụng, vận dụng vào phục phụ đời sống xã hội. Do đó, lĩnh vực này tương đồng với lĩnh vực GD-ĐT nói chung”.
“Đã đến thời điểm thích hợp, cần thiết hợp nhất 2 Sở này thành Sở GD-KH&CN tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và khoa học. Vì vậy, việc hợp nhất 2 Sở là cần thiết, phù hợp”, ông Trung nói.
Trước đây, cơ cấu Sở KH-CN gồm có 7 phòng chức năng; 1 đơn vị hành chính; 3 đơn vị sự nghiệp công lập. Với tổng số biên chế hành chính, sự nghiệp giao cho đơn vị là 71 trong đó, có 36 biên chế hành chính, 35 biên chế sự nghiệp, đã qua tuyển dụng 56 biên chế gồm 31 biên chế hành chính, 25 biên chế sự nghiệp.
Trong khi đó, Sở GD-ĐT có 8 phòng, với tổng số 1.324 biên chế hành chính, sự nghiệp (trong đó có 40 biên chế hành chính, 1.284 biên chế sự nghiệp), đã qua tuyển dụng 1.094 biên chế (gồm 36 biên chế hành chính, 1.058 biên chế sự nghiệp).
Sáp nhập Sở GD-ĐT và Sở KH&CN, thành Sở GD-KH&CN |
Sau khi hợp nhất thành Sở GD-KH&CN, chỉ còn 7 phòng chuyên môn, giảm 8 phòng; giảm 1 đơn vị sự nghiệp công lập; giảm 8 Trưởng phòng và tăng 4 Phó Trưởng phòng. Ngoài ra còn giảm 6 biên chế hành chính.