| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Nâng cao kỹ thuật sản xuất lúa mùa trên đất nuôi tôm

Thứ Hai 28/12/2020 , 10:14 (GMT+7)

Nhằm giúp nông dân có được nâng suất cao trong sản xuất lúa mùa trên đất nuôi tôm, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo đầu bờ.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu phối hợp Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Hồng Dân, tổ chức 10 cuộc Hội thảo đầu bờ và tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất lúa mùa trên đất nuôi tôm. Ảnh: Tùng Lâm.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu phối hợp Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Hồng Dân, tổ chức 10 cuộc Hội thảo đầu bờ và tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất lúa mùa trên đất nuôi tôm. Ảnh: Tùng Lâm.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Hồng Dân, tổ chức 10 cuộc Hội thảo đầu bờ và tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất lúa mùa trên đất nuôi tôm.

Hội thảo chủ yếu tập trung vào công tác quản lý, chăm sóc đối với vùng sản xuất thử nghiệm giống lúa ST24 - ST25. Mỗi lớp tập huấn đã có từ 30 - 40 lượt nông dân  ở các xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A, Vĩnh Lộc và Vĩnh Lộc A của huyện Hồng Dân.

Trong đó, các cán bộ kỹ thuật đã chuyển giao cho nông dân những kiến thức về kỹ thuật canh tác giảm nguy cơ ngộ độc phèn và xử lý tình trạng nhiễm mặn cho cây lúa, phương pháp phòng trừ một số loại sâu bệnh gây hại trên trà lúa mùa.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu, đặc điểm của giống lúa ST24, ST25 là thích nghi vùng canh tác luân canh lúa - tôm, tại đây các cán bộ yêu cầu nông dân cần nên bón lót  phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn - Phèn.

Điều này, sẽ giúp hạ phèn, giải mặn cho đất, và giúp cây lúa khỏe, cứng cây, ứng phó tốt với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp như hiện nay. Nhất là cách nhận biết, biện pháp phòng trị các bệnh thường gặp như: Bệnh vàng lá vi khuẩn, bệnh lép vàng vi khuẩn, bệnh cháy bìa lá, đạo ôn.

Ông Huỳnh Quốc Khởi, Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Đối với những ruộng sản xuất lúa ST24, ST25 bà con nông dân cần lưu ý: Khi canh tác lúa ST24, ST25 để đạt hiệu quả tối đa, nên áp dụng chặt chẽ quy trình canh tác lúa  “ 3 giảm - 3 tăng” và  biện pháp “Phòng, trừ dịch hại tổng hợp IPM”.

Qui trình này vừa giúp giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới, giảm công chăm sóc. Nhất là áp dụng quy trình bón phân thông minh, bằng cách chọn bón cân đối các nguyên tố đa, trung và vi lượng, đồng thời bón đúng thời điểm cho cây lúa.   

Bên cạnh đó, cán bộ kỹ thuật cũng khuyến cáo nông dân cần tập trung tỉa dặm đối với diện tích lúa nhỏ và làm cỏ, bón phân Đầu Trâu Mặn - Phèn theo quy trình sản xuất lúa thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu như: Bón lót, bón thúc 2 đợt khi lúa đẻ nhánh và bón đón đòng.

Đồng thời, nông dân cần thường xuyên quan tâm đi thăm đồng, để kiểm tra và kịp thời đánh giá tình hình sâu bệnh và rầy nâu đợt đầu năm 2021, để thực hiện các biện pháp phòng trị không để phát sinh thành dịch. Qua đó, nhằm đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng xuất cao, chất lượng an toàn đến khi thu hoạch.

  • Tags:
Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.