| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng 'tăng trưởng xanh'

Thứ Năm 03/02/2022 , 10:15 (GMT+7)

Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu Lưu Hoàng Ly có những chia sẻ về gợi mở công việc qua 5 thông điệp của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan.

Bạc Liêu hướng đến nền nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Bạc Liêu hướng đến nền nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ nhất, tích cực tìm hiểu, học hỏi, tiếp cận những kiến thức mới, xu thế mới, những mô hình nông nghiệp mới như: Nông nghiệp xanh; nông nghiệp hữu cơ; nông nghiệp tuần hoàn; nông nghiệp chính xác; nông nghiệp số, để nghiên cứu áp dụng cho ngành nông nghiệp địa phương.

Về nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn: Phát triển nông nghiệp bền vững theo mục tiêu “tăng trưởng xanh”, “kinh tế xanh”, “tiêu dùng xanh” là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nền kinh tế thị trường toàn cầu.

Ngành Nông nghiệp đã tham mưu cho tỉnh đang hướng đến nền nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn nghĩa là chúng ta cần thay đổi tư duy chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; chuyển từ nền nông nghiệp “sản lượng cao” sang nền nông nghiệp “công nghệ cao - sinh thái - trách nhiệm - bền vững”.

Để thực hiện định hướng này, tỉnh đã và đang quy hoạch, xây dựng, phát triển mô hình sản xuất tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ áp dụng trên hệ thống canh tác tôm - lúa vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Phấn đấu đến 2025, thực hiện sản xuất lúa theo hướng hữu cơ đạt khoảng 41.000 ha. Đồng thời sản xuất 8.000 ha tôm sạch - lúa thơm an toàn trên vùng tôm - lúa ứng dụng công nghệ cao.

Về nông nghiệp chính xác, nông nghiệp số là xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin hay công nghệ số và điều khiển học trong nông nghiệp. Theo đó chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc.

Nuôi trồng thủy sản là 1 trong 5 thế mạnh của tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Nuôi trồng thủy sản là 1 trong 5 thế mạnh của tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ hai, tham gia tổ chức các hình thức tập hợp nông dân: Hội quán, nông hội, các không gian sinh hoạt cộng đồng, để hỗ trợ tổ chức đời sống cộng đồng dân cư nông thôn, để thúc đẩy phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Từ bài học kinh nghiệm của các tỉnh trong khu vực, tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh nông nghiệp chủ yếu sản xuất con tôm và cây lúa, tỉnh cũng đã cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm từ các tỉnh bạn trong khu vực và sẽ áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Trước tiên, sẽ vận động tuyên truyền cho nông dân hiểu về mô hình hội quán, nông hội (Hội quán được hiểu nôm na là nơi cho nông dân ngồi lại với nhau cùng các chuyên gia, lãnh đạo địa phương bàn cách nghĩ mới, làm mới để giúp người nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập).

Nền nông nghiệp của chúng ta xưa nay thiên về sản xuất, năng suất, sản lượng, quan tâm nhiều đến kế hoạch đầu vào, chứ chưa chú trọng kết nối đầu ra, tìm kiếm thị trường, thì vẫn còn phải giải cứu.

Năm 2022, sẽ tuyên truyền vận động thành lập 1-2 tổ chức nông hội, hội quán trên địa bàn xã, để làm mô hình thí điểm, từng bước để nhân rộng ra nhiều nơi và thực hiện trong những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, Bạc Liêu cũng đang kêu gọi đầu tư các công trình năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Ảnh: Trọng Linh.

Bên cạnh đó, Bạc Liêu cũng đang kêu gọi đầu tư các công trình năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ ba, vận động nông dân xây dựng mã vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc và chuẩn hóa quy trình sản xuất, nhằm giúp nông dân giảm chí phí, tăng chất lượng, giá trị sản phẩm.

 Việc xây dựng mã vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc và chuẩn hóa quy trình sản xuất, luôn được Lãnh đạo tỉnh và ngành Nông nghiệp rất quan tâm, đã cấp gần 400 mã số cơ sở ao nuôi, đã xác định vùng trồng.

 Về truy xuất nguồn gốc: Hiện nay, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Kế hoạch về việc thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh. Sở NN-PTNT tỉnh đang xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết tổ chức thực hiện theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, với các sản phẩm chủ yếu là tôm, lúa gạo…

Thứ tư, thúc đẩy kinh tế tập thể: Phát triển kinh tế tập thể (Hợp tác xã, tổ hợp tác) tạo cầu nối liên kết giữa Hợp tác xã, tổ hợp tác với các doanh nghiệp, hình thành và tạo thị trường quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm của hợp tác xã.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNt tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNt tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Toàn tỉnh có 143 Hợp tác xã đang hoạt động và 472 Tổ hợp tác (THT). Thời gian tới, ngành Nông nghiệp tận dụng những lợi thế hiện có của địa phương (chỉ dẫn địa lý muối, chỉ dẫn địa lý gạo Tài nguyên Vĩnh Lợi, gạo Một bụi đỏ Hồng Dân, Thanh nhãn Bạc Liêu,.…), tiếp tục xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao, tôm sạch... mang thương hiệu Bạc Liêu.

Hàng năm, có kế hoạch thành lập phát triển các HTX, THT nhằm nâng chất lượng hoạt dộng của các HTX. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT, đang xây dựng 2 “mô hình hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững gắn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp”, làm cơ sơ nhân rộng và triển khai thực hiện trong năm 2022 và những năm tiếp theo, nhằm tạo cầu nối liên kết giữa HTX, THT với các doanh nghiệp.

Thứ năm, vận động thành lập hiệp hội ngành hàng trong từng xã, từng huyện, liên xã, liên huyện, liên tỉnh và tiến tới quy mô cấp vùng.

Hiên nay, tỉnh đã có Hiệp hội tôm tỉnh Bạc Liêu và Hội nuôi chim yến. Năm 2022, sẽ tiếp tục vận động thành lập 1-2 tổ chức Hội ngành hàng về lúa gạo trên địa bàn xã, từng bước nhân rộng lên quy mô từng huyện; liên xã, liên huyện, cấp tỉnh, tiến tới quy mô cấp vùng.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất