| Hotline: 0983.970.780

Bắc Ninh theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh cúm lợn tại Việt Nam

Thứ Năm 10/12/2020 , 09:36 (GMT+7)

Thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của ngành Thú y, Chi cục Chăn nuôi Thú y Bắc Ninh chủ động theo dõi diễn tiến của bệnh cúm lợn trên thế giới và tại Việt Nam.

Cán bộ thú y tỉnh Bắc Ninh tập huấn, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh trên động vật và bệnh cúm lợn. Ảnh: CNTYBN.

Cán bộ thú y tỉnh Bắc Ninh tập huấn, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh trên động vật và bệnh cúm lợn. Ảnh: CNTYBN.

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), từ năm 2009 đến nay (sau khi xuất hiện Đại dịch cúm do pdm/09 H1N1 gây ra vào năm 2009), Cục Thú y phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước tổ chức triển khai các hoạt động giám sát, chủ động lấy mẫu và xét nghiệm trên 35.600 lợn các loại bao gồm: 7.500 mẫu lợn do Chương trình phối hợp với CDC Hoa Kỳ thực hiện; 14.600 mẫu lợn do Chương trình hợp tác với Viện Thú y quốc gia của Nhật Bản thực hiện; 13.500 mẫu do Chương trình phối hợp với FAO.

Trong các năm 2013 - 2014, Cục Thú y và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã phối hợp với CDC Hoa Kỳ tổ chức thực hiện giám sát chủ động, lấy 7.500 mẫu dịch hầu họng và huyết thanh lợn tại 220 lò mổ của 9 tỉnh, thành phố và 1.512 mẫu dịch ngoáy mũi, hầu họng của những người tham gia giết mổ lợn tại các lò mổ này để xét nhiệm vi rút cúm pdm/09 H1N1, H3N2 và H5N1.

Kết quả: Mẫu trên người: Có 4 mẫu dịch hầu họng dương tính vi rút cúm A/H3; 19% mẫu huyết thanh dương tính kháng thể vi rút cúm pdm/09 H1N1, 11% mẫu huyết thanh dương tính kháng thể vi rút cúm A/H3.

Mẫu trên lợn: 1,1% mẫu dịch hầu họng dương tính vi rút cúm A (không có mẫu dương tính H1 & H3); 10 mẫu huyết thanh dương tính kháng thể vi rút cúm A/H1 và 21 mẫu huyết thanh dương tính vi rút cúm A/H3.

Trong các năm 2010 - 2018, Cục Thú y phối hợp với Viện Thú y Nhật Bản tổ chức thực hiện giám sát chủ động, lấy 14.600 mẫu dịch hầu họng và huyết thanh lợn tại 270 cơ sở chăn nuôi lợn và 10 cơ sở giết mổ lợn tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Kết quả phát hiện 527 mẫu vi rút cúm bao gồm: 104 mẫu H1N1, 01 mẫu pdm/09 H1N1; 151 H1N2 và 272 H3N2.

Trong các năm 2012 - 2017, Cục Thú y phối hợp với FAO tổ chức thực hiện giám sát chủ động, lấy 13.500 mẫu dịch hầu họng lợn tại các cơ sở chăn nuôi lợn. Kết quả, phát hiện 688 mẫu vi rút Cúm A (5,1%); không phát hiện vi rút Cúm H1N1.

Kiêm tra, phun sát trung tại chốt kiểm dịch động vật tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: CNTYBN.

Kiêm tra, phun sát trung tại chốt kiểm dịch động vật tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: CNTYBN.

Trước những thông tin về vi rút cúm lợn tại Trung Quốc, Cục Thú y đã tham mưu Bộ NN-PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và công tác giám sát cúm lợn (CV số 4758/BNN-TY ngày 16/7/2020 của Bộ NN-PTNT). Ngày 28/8/2020 Cục Thú y đã gửi công văn số 1455/TY-DT đến Bộ NN-PTNT đề xuất xây dựng và triển khai giám sát cúm lợn tại Việt Nam.

Kế hoạch giám sát vi rút cúm lợn tại Việt Nam giai đoạn 2020-2021 đặt mục tiêu chủ động phát hiện sự xâm nhập của vi rút Cúm lợn chủng H1N1 và một số chủng vi rút Cúm trên lợn khác trên lãnh thổ Việt Nam.

Xác định các đặc tính dịch tễ, di truyền, kháng nguyên, sự biến đổi của vi rút cúm lợn lưu hành, phân tích nguy cơ gây đại dịch và đề ra các giải pháp kiểm soát cho ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam.

Địa bàn giám sát (22 tỉnh, thành phố), bao gồm Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương: 05 tỉnh; Các Chi cục Thú y vùng I, II, III, IV, V và VII: 02 tỉnh/đơn vị; Chi cục Thú y vùng VI: 05 tỉnh.

Thời gian dự kiến thực hiện giám sát là năm 2020: lấy mẫu 01 vòng từ tháng 10 đến tháng 12/2020. Năm 2021: Lấy 01 vòng từ tháng 3 đến tháng 9/2021.

Đối tượng lợn giám sát, lựa chọn trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ lợn trên địa bàn mỗi tỉnh, thành. Trại chăn nuôi lợn tham gia chương trình giám sát dựa trên khả năng phát hiện được vi rút cúm như: quy mô chăn nuôi, mức độ an toàn sinh học, tần suất mua bán lợn của trại: 01-03 trại; Cơ sở giết mổ lợn lớn nhất trên địa bàn: ít nhất 01 cơ sở; Trang trại chăn nuôi lợn rừng, lợn sống nhập khẩu vào Việt Nam: 01 trại.

Đối tượng lợn lấy mẫu, số lượng và loại mẫu, lợn con từ 4-8 tuần tuổi: Lấy 30 mẫu dịch ngoáy mũi. Lợn choai từ 9-12 tuần tuổi: Lấy 30 mẫu dịch ngoáy mũi. Lợn con từ 4-12 tuần tuổi, lợn thịt. Ưu tiên lấy mẫu tại ô chuồng có ít nhất một con lợn đang có biểu hiện cúm như sốt, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, thở khó, kém vận động, kém ăn,…).

Loại mẫu, mẫu dịch ngoáy mũi, họng (mẫu swab), 01 con = 01 mẫu. Cách lấy mẫu, đối với mẫu dịch ngoáy mũi, họng (mẫu swab): thực hiện lấy theo quy trình.

Xét nghiệm vi rút cúm, tất cả các mẫu phải được bảo quản ở 400C và gửi theo xe về phòng thí nghiệm ngay trong ngày để tiến hành xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử (rt RT PCR).

Thực hiện công văn hướng dẫn, chỉ đạo của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), UBND tỉnh Bắc Ninh và Sở NN-PTNT, trong năm 2020, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Ninh cho biết, đơn vị đã và đang tiến hành lấy mẫu dịch họng trên đàn lợn tại những vùng chăn nuôi tập trung, trong điểm của tỉnh để chủ động, kịp thời có được các số liệu, báo cáo cũng như chuẩn bị kịch bản và phướng án đối phó trong trường hợp dịch bệnh xuất hiện tại Việt Nam.

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Thúc đẩy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trách nhiệm trong sản xuất cà phê

Chủ động quản lý và giảm tần suất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học trong sản xuất cà phê sẽ giúp tăng chất lượng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.