| Hotline: 0983.970.780

Buồn chán vì 'cái tông' nhà vợ

Thứ Ba 14/07/2020 , 08:49 (GMT+7)

Nhìn mẹ vợ cháu mới phát hiện cái câu của ông bà “lấy vợ xem tông”. Tông của vợ cháu là bà mẹ ấy, cung cách, thói quen, di truyền.

Thưa cô!

Cháu buộc lòng phải tìm đến cô, như một lời tâm sự chứ cũng biết, làm gã đàn ông mà nói ra viết ra những điều này cũng chẳng hay ho gì. Đành làm đứa không hay ho vậy.

Người ta bảo vợ chồng là duyên, va nhau thì thích hoặc là không thích, biết ngay. Cháu đã va vào vợ cháu như thế, trên đường mưu sinh chân trời góc bể. Đàn ông yêu từ mắt, cô ấy rất bắt mắt, đầu tiên bao giờ chả thế, đúng không cô?

Rồi bập vào nhau trước khi biết khá nhiều về nhau và khi đã tường tận thì ván đóng thuyền. Cháu chủ động mọi việc chứ có bị động gì đâu, không phải da và dáng cô ấy đánh gục cháu như bố mẹ cháu cả quyết thế.

Khi ấy nhân thân nhà vợ là một bí mật mà cháu không cần mở ra. Xa xôi quá, hai con người thấy được là được, đúng không cô? Nhưng rồi bố mẹ cháu “thu hồi” con và cháu, cũng đã đến lúc về gần nguồn cội, quê hương là chùm khế ngọt, không sai.

Mẹ vợ cháu từng đi tù vì, chắc hẳn là có tham có tội mới phải đi tù. Bố vợ có người khác, không trách đàn ông được. Xem như vợ chồng cháu phải quan tâm bà nhạc mẫu có tiền sự ấy thôi, ông nhạc và dì không sinh con nữa nhưng sống khá yên ổn, hạnh phúc.

Nhìn mẹ vợ cháu mới phát hiện cái câu của ông bà “lấy vợ xem tông”. Tông của vợ cháu là bà mẹ ấy, cung cách, thói quen, di truyền. Nói ra để cô hình dung chứ không phải nói xấu ai cả, bà ấy sống như chưa từng có án tù trong lương tâm, tụ tập, luyên thuyên, U70 rồi mà vẫn áo váy chấm gối, vẫn son phấn nhòe môi.

Vợ cháu ảnh hưởng ở cái lối ấy, không siêng năng bếp núc, ưa để chồng con ở nhà một mình và đi, và đi, và đi, chồng không nên biết đi chơi với những ai, cứ thấy lên phây kêu buồn kêu nhớ.

Đã có con với nhau, hai đứa con nếp tẻ. Đàn bà chán chồng dễ bỏ, đàn ông thì rút vào im lặng. Càng im lặng vợ càng kêu ca và càng đi. Tình cảnh cháu hiện giờ là thế đấy cô.

----------------------

Cháu thân mến!

Cô nghiệm thấy cả đời cái câu như cháu viết, có cả hai vế cho đủ đây nha “lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”. Vì sao vợ là tông, tông ở đây là tông đường, là nền tảng, là tất cả, huyết thống, di truyền, văn hóa, nề nếp (con nhà tông không giống lông cũng giống cánh).

Trong khi đó lấy chồng chỉ cần xem giống, giống ở đây là thể trạng, thể lực, cho sự nối dài nòi giống. Nhưng giống không thật được chú trọng như tông, vì cô thấy nhiều người lùn, người ốm yếu, người tàn phế, vẫn lấy được vợ, thậm chí lấy được vợ hay.

Cô cũng quan sát thấy, đàn ông lên hương hay ê chề chủ yếu từ người vợ. Không phải người vợ làm ra tiền làm ra giàu mà là cô ta làm ra vi lượng sống cho người đàn ông “giàu vì bạn sang vì vợ”. Đồng hành cùng chồng, mọi nơi mọi lúc, 24/24 mỗi ngày.

Sinh con đẻ cái với chồng, cho chúng 50% bộ gene di truyền của mình. Và đây mới quan trọng nhất, cho con sự dạy dỗ và phúc đức của người mẹ, như chất màu mặt đất với cái cây trong khi cha của chúng là ánh sáng.

Thôi rồi, nếu vợ cháu là con dâu của cô, cô cũng thấy ngậm ngùi, bất an khi lai lịch và hành vi sau này của bà thông gia. Không phải mình định kiến, không phải mình phân biệt theo kiểu lạc hậu. Gì cũng có nguồn cơn và ông bà mình nói, ông bà khái quát và đúc kết không phải là không có cơ sở.

Đàn ông, như cháu nói, buồn và bực là rút vào im lặng. Vì vậy họ dễ san sẻ với người phụ nữ khác (kín đáo), hoặc tìm đến bạn bè bù khú rượu chè bài bạc. Không có người đàn ông “chịu thua” vợ trong im lặng và sự ngấm ngầm ấy đầu độc họ ghê gớm, sinh ra bạo lực hoặc trầm cảm, mất kiểm soát.

Phải nắm lấy quyền chỉ huy, bao quát, ngay trên cái nóc nhà của mình cháu ơi. Vì con, bởi các đứa con thiếu hơi mẹ, thiếu sự mẫu mực của mẹ, rất dễ chông chênh, lạc lối. Nóc nhà phải vững, bếp nhà phải ấm, thế thôi, không có công thức khác.

Cháu thấy hoài nghi những cuộc đi của vợ là phải giữ cô ta lại để đối thoại, phải nghiêm trang, phải điều chỉnh. Chơi vặt cũng quen, ăn quà vặt cũng quen, ăn cắp vặt càng quen, nhé. Bài học về bố mẹ vợ, để cho con đò chòng chành và đứt dây là chìm, là mất hút, nhé.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm