| Hotline: 0983.970.780

Xấu tính vì quá được cưng chiều

Thứ Hai 28/11/2022 , 13:47 (GMT+7)

Con ít, cháu hiếm, chuyện ích kỷ là đương nhiên. Nhưng có những gia đình vun phân tưới nước cho sự ích kỷ ấy. Vậy nên mới có đứa hư....

Cô Dạ Hương kính mến!

Cháu và người em họ của chồng khá thân nhau, do cả hai có hai đứa con gái cùng lứa. Ngày giỗ, ngày Tết ở nhà chồng, chúng nó là một đôi khăng khít khi còn ấu thơ cho đến hết tiểu học.

Chỗ ở mới khiến hai gia đình xa dần. Vào cấp 2, những lần gặp lại cô bạn trong họ nhà bố mình ấy, con gái cháu có những than thở rất đáng chú ý cô ạ. Con gái nói chị ấy (bố cô bé vai anh của chồng cháu) rất ích kỷ. Hỏi ích kỷ sao, nó không ví dụ được, gặn mãi thì cũng nói ra vài chi tiết. Nó nói chị ấy được mẹ chị ấy che đỡ nên hay nói tốt phần mình với bà nội, vì chị ấy là cháu gái duy nhất của bà trong khi chú ruột chưa có con dù đôi ấy cưới nhau 7 năm rồi.

Cháu không ngạc nhiên nên giải thích rằng, chị ấy là cháu nội duy nhất, dù là cháu gái, chị thụ hưởng sự duy nhất ấy. Còn con, nhà nội con ba anh em trai, con đã có anh trai, các chú đều có trai có gái nên con không có ý thức “sở hữu” bà nội như chị ấy, đúng không? Con gái vẫn không đồng ý, vẫn cho là chị ấy ích kỷ từ cái kẹp tóc, đến cách ăn, ví như chị ấy chỉ thích ăn món của chị ấy cho là ngon, lên cấp 2 thì chị ấy tự vào bếp và ăn sau mọi người.

Theo con gái cháu, ấy là sự tách biệt, không hòa đồng, không biết “một người vì mọi người”. Làm sao có thể khác đi nếu hai gia đình từ chỗ khá thân nhưng ngày mỗi xa ra, bởi cháu và mẹ con bé kia khư khư cách dạy con. Cháu dạy sống chan hòa, hiếu khách, hy sinh bản thân hy sinh thời gian để đổi lấy niềm vui cho mọi người.

Mẹ của cô bé có biểu hiện giành tình thương của chính mẹ ruột mình cho nhà mình, nói gì giành bà nội. Rất mệt khi nghe cô ta tâm sự chuyện nhà mẹ đẻ, thực ra chỉ là chuyện ít hơn hay nhiều hơn, giàu hay nghèo, như thế là không công bằng, không hợp lý. Vân vân và vân vân.

Mới đây chính cháu đã bị một vố khi chú thím của con bé cuối cùng cũng sinh con trai. Thế là trong buổi mừng sinh nhật đứa trai 1 tuổi ấy, ai khen ông bà nội đã mãn nguyện là con bé ngún nguẩy. Cháu nói thêm rằng cháu nên nhớ đây là hiếm muộn thành công, ăn mừng to và mọi người mừng thực đúng chứ sao? Nó tương ngay rằng sao có mặt nó mà mọi người chỉ biết có thằng bé ấy, con trai thì đã là cái gì? Thôi, có vẻ hết cứu cái tính ganh tỵ ích kỷ của con bé này cô ạ.

Cháu thân mến!

Có một hiện tượng rất đáng quan tâm hiện nay cháu ạ. Ấy là lứa trẻ khoảng 16 tuổi – trên 22 tuổi rất dị ứng với quan niệm trai hơn gái. Vì sao? Vì chúng muốn sống khác cha anh, chúng khước từ lề thói trọng nam khinh nữ, chúng thiên về tây phương tự do trong hành vi và suy nghĩ. Chúng thực sự bức xúc vì điều đó mà hễ có ai chạm vào là chúng nhảy lên.

Vả lại, theo cô, bây giờ đa số nhà ít con. Nếu chỉ 1 con hoặc 2 con thì làm sao với quan niệm ấy? Thực tế cũng có nhà có con trai con gái mà chúng đều không lấy chồng lấy vợ thì sao? Cũng có những nhà con có cưới gả nhưng quyết không sinh con đẻ cái thì sao? Quan niệm ấy theo cổ truyền là nổi loạn, là không hiểu nổi, thậm chí không chấp nhận được, không tha thứ được.Trước hết cô xét từ thực tế ấy mà chúng ta có thể hiểu được phản ứng của đứa con gái của họ bên chồng của cháu. Vả lại đứa bé chưa hết cấp 2 thì chắc chắn sẽ có suy nghĩ không chuẩn, hoặc dễ ngún nguẩy, hoặc như cháu viết là từ bản tính. Không gì mà các em bé con cưng ngày nay ở tuổi ấy có thể không dám làm, kể cả việc hỗn với người lớn trước mặt đông đảo người lớn.

Đành rằng do giáo dục, do nếp nhà, do văn hóa từng gia đình mà sản phẩm là một bé gái hoặc bé trai tốt tính hoặc ngược lại, khó ưa. Con ít, cháu hiếm, chuyện ích kỷ là đương nhiên. Có những gia đình vun phân tưới nước cho sự ích kỷ ấy. Chắc chắn có. Vậy nên mới có đứa hư, có người hư tới trung niên, hỗn xược, bỏ mặc mẹ cha, thậm chí đâm chém anh chị em và gần đây, chúng giết cả đấng sinh thành. Nếu cháu cô mà như cô bé kia cô sẽ nghiêm trị. Không thấu đáo với người chung quanh sẽ dẫn đến chỉ biết mình, không có trắc ẩn, khó tính, khắc nghiệt, ghê gớm. Vì sao không vui mừng cởi mở với niềm vui khi chú thím mình vượt qua hiếm muộn và có con, con trai hẳn hoi? Rõ ràng là xấu tính. Người thân của cô bé sẽ nếm mùi và bản thân cô ấy khi lớn lên, sẽ khó có hạnh phúc, chắc chắn.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm