| Hotline: 0983.970.780

Lâm trận mới biết đá, vàng

Thứ Hai 31/10/2022 , 09:52 (GMT+7)

Không ai biết ẩn số tuổi già về mình, hay về người bạn đời của mình. Khi con người đau lâu, ốm dài, muốn chết cũng không xong thì thê thảm, trần trụi tính cách...

Thưa chị Dạ Hương kính mến!

Giờ thì tôi đã có thời gian để lướt net và cũng có chút tĩnh tâm để viết thư này cho chị. Cũng là để giãi bày thôi chị ạ. Số là, hai vợ chồng tôi đã xác định hai người già sẽ cùng nhau chiến đấu cho độc lập, tự do của mình. Cái gì cho con, đã cho từ sớm, những thứ tốt nhất, hai đứa hai mảnh đất, chúng tự xây nhà theo ý nó. Vợ chồng tôi căn hộ 75m2, hai phòng ngủ, thang máy, thế là đã được sống theo ý mình. Cùng với hai sổ tiết kiệm cũng đã trù liệu trước, ai ngã bệnh thì người kia lấy sổ của mình chăm cho “đối tượng”, sổ của người bệnh nếu qui tiên thì thành sổ tuổi già của người còn lại.

Rồi ông nhà tôi đột quỵ. Lần đầu nhẹ, phát hiện kịp, điều trị tốt, qua khỏi. Nhưng yếu hẳn, đi lại lật bật, năm anh ấy 71 tuổi. Rồi đột quỵ lần hai năm anh 73 chị ạ, nằm một chỗ từ đó đến nay. Tôi nhỏ hơn chồng 10 tuổi nên còn cáng đáng được. Khi này thì lương hưu của anh ấy để thuê người cùng tôi chăm sóc anh, lương tôi lo ăn uống, con cái đóng góp khi cần đi viện hoặc thuốc men giá cao.

Với một người ưa hoạt động như chồng tôi, nằm một chỗ bỗng thành hung hãn không kiểm soát được. Nhưng hung hãn được gì khi một tay liệt, một chân liệt và bên còn lại cũng yếu theo. Rồi cột sống, rồi viêm phổi, rồi lở loét ở xương khu do nằm lâu. Từ bấy đến nay đã 5 năm chị ạ. Người ta nói tuổi 79 của đàn ông rất eo ngặt, không biết sao, giờ như là một bộ xương biết ú ớ khóc.

Tôi viết nhanh những dòng này chỉ để nói rằng, có phải khi chăm một người dù là chồng yêu chồng thương thì tâm trạng của người vợ bỗng phức tạp và cực đoan vô cùng chị ạ. Tôi đã vào tuổi 68, hai năm Covid có cô giúp việc không đi đâu được nên ba chúng tôi đã vượt qua, không ai bị làm sao cả. Nhưng sự rã rời ở chúng tôi là có thật chị ạ, cô ấy, cũng bắt đầu vào tuổi sáu mươi, mệt mỏi đã bắt đầu và chúng tôi đang rất tuyệt vọng.

Tình và nghĩa, nghĩa vụ quá nặng và quá dài. Con chăm cha không bằng bà chăm ông, có điều, khi tôi già và yếu thì tình cảnh còn tệ hơn chồng tôi bây giờ, chắc chắn thế, vì con tôi là con trai mà con dâu thì mình chỉ hy vọng in ít thôi, đúng không chị. Mấy dòng san sẻ, mong chị đừng trách cứ.

Bạn thân mến!

Trước tiên phải nói rằng, bây giờ con người đột quỵ nhiều quá, số ấy còn đông hơn ung thư. Mà bệnh ấy lại rơi vào đàn ông, hình như do cao huyết áp di truyền, hoặc rượu bia, thuốc lá, giờ giấc lu bu, thiếu thể thao thể dục… Chồng tôi cũng đột quỵ năm 83 tuổi và mất ngay, khi ấy tôi 65 tuổi. Ai cũng bảo anh ấy yêu tôi lắm lắm nên ra đi sớm, không phiền lụy vợ con. Nói thế cũng không hẳn đúng nhưng tôi thấy được an ủi, rất nhiều.

Không ai biết ẩn số già về mình, hay về người bạn đời của mình. Tôi cũng như hai bạn, luôn chuẩn bị thấu đáo nhất, cho vợ chồng già, cho các con của mình, có chuẩn bị vẫn hơn: di chúc, tiền cho già, tiền cho bệnh, tiền thuê người, tối thiểu nhưng phải có. Khi chồng tôi mất, di chúc cứ thế theo, tiền lương chỉ còn mình tôi, tôi vẫn cố làm việc để bù cho hao khuyết ấy. Làm việc để vui, để mài sắc trí não và để chưa phụ thuộc tiền từ các con, ấy là thương con, là danh dự, là nhất quán với độc lập tự do.

Con chăm cha không bằng bà chăm ông. Như tôi, muốn chăm chồng 1 tuần cũng không được. Nói đi thì phải nói lại, nếu anh ấy ngồi xe lăn, hay nằm liệt rồi ú ớ khóc, thương đứt ruột nhưng chắc chắn vợ cũng nhọc lòng và kiệt sức. Tôi thông cảm cho bạn lắm. Khi con người đau lâu, ốm dài, muốn chết cũng không xong thì thê thảm body, trần trụi tính cách, con người sinh vật bản năng, kinh hoàng. Tôi nhớ má tôi ngồi xe lăn 3 năm, con cái rần rần chăm lo mà vẫn đến khổ vì bà vật vã, cuối cùng bà không chịu ăn gì, chỉ truyền nước và mất như một cây khô.

Làm sao đầy được tình yêu như xưa? Không thể. Làm sao nguyên vẹn tình thương như cũ? Khoảnh khắc, liền hồi những khoảnh khắc cả hai chịu đựng nhau thật là dai dẳng, dằng dặc và đau xót. Khi người ấy được giải thoát thì mọi sự tốt đẹp mới còn lại, sẽ còn lại và tình yêu thương mới hồi lại, mới đầy lại. Đấy bạn ạ. Vậy nên các nước văn minh mới kêu gọi Luật cận tử, nghĩa là người bệnh muốn và người nhà cũng mong muốn. Giải thoát. Xã hội VN mình nói nhau thì dễ, lâm trận mới biết đá vàng. Mong bạn giữ gìn sức khỏe, kiên nhẫn và vượt qua, mỗi ngày. Chỉ biết nói với bạn mấy lời tận đáy lòng thế thôi, nhé bạn. 

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm