| Hotline: 0983.970.780

Cảm thấy như mất mẹ khi mẹ đi bước nữa

Thứ Ba 01/11/2022 , 10:06 (GMT+7)

Ban đầu mẹ đi đi, về về hai nơi. rồi giờ thì cuối tuần mẹ mới sang với con và cháu. Cháu muốn khóc rống lên, cảm giác mất mẹ là kinh khủng đó cô.

Cô Dạ Hương kính mến!

Mẹ cháu là mẹ đơn thân, nên khi cháu lấy chồng, mẹ nói chồng cháu phải ở rể, vì mẹ không quen xa con gái. Nhà của mẹ, từ khi cháu sinh ra đến giờ, nhà 45m2, hai phòng, với cháu đó là thiên đường, ngăn nắp, ấm áp từ bé cho đến lớn. Chồng cháu con nhà nghèo ở tỉnh lên thành phố tìm việc rồi gặp cháu. Cả hai thương cảnh nhau, anh có mẹ góa, ba chết sớm vì tai nạn giao thông, nhưng mẹ anh có vườn thổ cư, có nghề may áo dài may đồ bộ truyền thống, mẹ anh sống không đến nỗi nào. Khi anh cưới vợ, hai bà sui gia ngồi với nhau, nói chuyện rất hợp, rất thông cảm nhau.

Hoàn cảnh vậy nên chồng cháu ở rể không coi là rể mà coi như con trai của mẹ cháu. Rồi hai đứa con của cháu ra đời, một tay mẹ, hai đứa con gái cách nhau 3 tuổi, dễ nuôi dễ dạy. Bà nội vui lắm, mùa hè hay ngày tết, bà hay giữ cháu ở dưới quê chơi cho thoải mái rồi bà ngồi xe đò đưa tụi nhỏ lên. Cháu nghĩ mình bất hạnh không biết ba là ai (mẹ nhất định không cho biết), nhưng có mẹ ruột mẹ chồng như thế, chồng ngoan chồng tốt nữa, còn đòi gì hơn.

Rồi mẹ thương một người mẹ quen biết, cũng khu dân cư nhưng cách mấy block nhà. Ông góa vợ, vợ ông cũng là người hay đi thể dục cùng với mẹ. Bà ấy bị đột quỵ rồi qua đời, một đôi hạnh phúc có tiếng ở đó mà bỗng dưng vợ ra đi, chỉ còn ông. Ai cũng thương cho cảnh âm dương, cháu có đi đám tang cháu biết. Ông và bà cũng chỉ có một người con gái trang lứa cháu, cũng được mẹ bảo bọc nên lóng ngóng như cháu vậy. Chị cũng có chồng và chồng chị ấy cũng ở rể như chồng cháu. Nhưng nhà họ là chung cư mới, hoành tráng, rộng rãi vì hai ông bà có tiền chứ không eo hẹp như mẹ con cháu.

Ban đầu nghe mẹ giải trình, mẹ bảo là giải trình cháu sốc quá. Cháu khóc cả tuần, sưng hết mắt mũi, không đi làm được. Chồng dỗ, chồng khuyên, rồi mẹ chồng lên thăm hỏi, nói thiệt nói hơn cho cháu nghe. Sao cháu thấy xấu hổ với mẹ chồng, cũng như nhau mà mẹ chồng có ai khác đâu. Nhưng cháu dần nguôi và thấy mẹ yêu sâu đậm người ta. Mẹ ra vô với con cháu mà hồn vía cứ ở đâu đâu.Vợ chồng cháu chính thức đồng ý với mẹ.

Ban đầu mẹ đi đi, về về hai nơi. Nhưng cháu thấy nhạt đi, mẹ cũng thấy sao sao rồi giờ thì cuối tuần mẹ mới sang với con và cháu. Sâu xa cháu cay đắng, cháu muốn khóc rống lên, sao đến bây giờ cháu mới mất mẹ vậy cô, cảm giác mất mẹ là kinh khủng đó cô.

Cháu thân mến!

Thật ra con gái với mẹ ngoài mẫu tử, còn là bạn hữu, bạn thân, tri kỷ. Huyết thống nên những thứ ấy sâu xa vô cùng, khi nó nguyên vẹn kề bên, ta không thấy sao sao, khi rời ra, cách vời, thậm chí cách trở, cách bức, ta bỗng thấy hụt hẫng như đất dưới chân sụp xuống. Mẹ đơn thân sinh con trong bí ẩn, mẹ đơn thân nuôi con tới trưởng thành, dựng vợ gả chồng, tâm sức ấy, công lao ấy, có lẽ phải gấp đôi những bà mẹ không đơn thân.

Vì sao? Vì có lẽ cháu cũng nghiệm ra, mọi thứ một mình: thị phi, con nhỏ ngo ngoe khóc lóc ốm đau, ba bốn, thậm chí năm năm trời cho đến khi nó đi mẫu giáo lớp trên mới thở phào, nghĩa là khi nó biết đòi ăn khi đói, biết thích món gì, biết múa hát, biết tự ra vào toilet… Giờ cô nhớ thời hai đứa con nhỏ mà còn rùng mình.

Nhưng đường đời không suôn sẻ, cô thành đơn thân khi có người tình ở xa. Vài ba lần người tình và cô gặp nhau trong nhà cô, đêm hôm vắng lặng, con gái cô khóc ti tỉ, bao giờ cô cũng hốt hoảng sang với con và ôm chầm lấy nó. “Mẹ ơi con thấy mất mẹ thật rồi”. Có lẽ đó là câu nói ám ảnh nhất, suốt đời với cô, cho dù cô và chú hạnh phúc, rất hạnh phúc.

Không bao giờ đứa con VN thấy đủ về mẹ. Ấy là sự phức hợp có yếu tố văn hóa làng xã. Xứ nông nghiệp, từ sơ khai nối dài, dù ta đã sống ở thị thành thì tâm thức có nhau, phải bên nhau, phải luôn dựa vào nhau lúc nào cũng hiện hữu. Vì sao con cái xứ văn minh làm được việc lớn, việc sáng tạo? Là do văn hóa, tự lập, khuyến khích rời đi, tự nghĩ, tự làm, không đổ thừa không vênh váo và bố mẹ sống đời họ khi chim bằng đã tung bay.

Có lẽ mẹ cũng thấy sao sao khi quay lại nhà mình giữa con gái, con rể và các cháu ngoại. Mình đã là khách của căn nhà ấy, của những người thân đang dần chấp nhận thực tế: mẹ (bà) đi lấy chồng. Tưởng là sẽ đi đi về về nhưng người đàn ông của mẹ không tưởng thế. Gái theo chồng, muôn thuở câu ấy cháu ơi. Bữa cơm, giấc ngủ, công việc nhà… mẹ bận bịu với người ta. Thôi, tập quen đi, để cho mẹ hạnh phúc. Và không gian ấy thuộc hẳn về vợ chồng con cái cháu, biết đâu cháu lại thấy thích dần và thấy sung sướng. 

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm