| Hotline: 0983.970.780

Bàn tay 'ma thuật' Võ Hoàng Yên - Những điều tận mắt thấy

Chủ Nhật 28/01/2018 , 13:15 (GMT+7)

Tôi sẽ không dùng cụm từ “thần y” để nói về ông như nhiều người nói bởi không phải bệnh nào ông cũng chữa được. Và bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại 2 luồng ý kiến trái chiều về khả năng của ông. Nhưng nếu không tận mắt chứng kiến thì khó có thể tin nổi...

Nhưng nếu không tận mắt chứng kiến thì khó có thể tin nổi, rằng chỉ vài thao tác xoa bóp, day ấn huyệt nhìn có vẻ đơn giản, mà một người câm có thể nói trở lại. Và, tôi gọi ông là người đàn ông có đôi bàn tay “ma thuật”.
 

Từ câm điếc bẩm sinh

Trong lần ra công tác ở huyện Tánh Linh, Bình Thuận, tôi tình cờ được chứng kiến buổi khám chữa bệnh của lương y Võ Hoàng Yến, người đang nổi như cồn về khả năng chữa bệnh bằng phương pháp day ấn huyệt.

07-54-00_nh-1
07-54-00_nh-2
Lương y Võ Hoàng Yên đang chữa cho 2 bệnh nhân bị câm điếc bẩm sinh

Lương y Võ Hoàng Yên có một ngôi nhà nhỏ ở xã Gia An, huyện Tánh Linh, nằm bên một hồ nước ngọt rất lớn có cái tên khá lạ: Hồ Biển Lạc. Chúng tôi đến cũng là lúc ông đang chuẩn bị chữa cho bé gái sinh năm 1994 bị câm. Sinh năm 1975, Võ Hoàng Yên có vẻ già trước tuổi. Thân hình chắc khoẻ, giọng nói trầm ấm. Mặc dù, có bộ ria mép rậm, nhìn khá “ngầu”, nhưng khuôn mặt và đôi mắt ông lại toát lên nét độ lượng, dễ gần.

Sau khi chuẩn bị xong, thầy Yên một tay vịn đầu bệnh nhân một tay bấm huyệt nơi yết hầu và giật nhẹ, sau đó thầy ra hiệu cho cháu thè lưỡi ra và dùng khăn giấy nắm lấy cuống lưỡi xoay qua xoay lại và cũng kéo nhẹ ra nghe như có tiếng “sật” của khớp cơ nào đó trong cuống lưỡi vừa được gắn vào. Xong, thầy đưa cho cháu một cốc nước nhỏ bảo uống và bắt đầu tập nói.

Thầy Yên hô lớn, nào: “Một, hai, ba, bốn…” và điều kỳ diệu đã đến, cô bé cứ thế đọc theo “mốt, hai, pa, pún”, mọi người vỗ tay tán thưởng nhưng thầy bảo âm chưa tròn, để thầy “chỉnh” tiếp. Vừa làm ông vừa giải thích: “Chỉnh là nói vui cho mọi người dễ hình dung, thực ra là tiếp tục tìm những huyệt đạo khác”. Sau đó, ông lại tiếp tục “một hai ba bốn”, tiếng lập lại của bé gái đã rõ dần “một hai ba bốn” và những tràng pháo tay lại đồng loạt nổi lên. Thầy lại tiếp tục tập cho cháu đếm đến mười, đến hai mươi rồi chỉ những thứ quanh mình “cái bàn, cái ghế, tóc đen, áo trắng…”. Mặc dù giọng cô bé còn lơ lớ, chưa tròn tiếng, nhưng cũng đủ khiến người mẹ đang đứng cạnh trào nước mắt vì sung sướng với niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Hôm ấy, mặc dù đã tận mắt chứng kiến ca đầu tiên qua 5 phút bấm huyệt đã nói được, nhưng sang ca thứ hai tôi vẫn không khỏi hồi hộp. Đó là trường hợp cháu Lê Thị Tuyết Nhung sinh năm 2000 bị câm điếc bẩm sinh, đã được thầy Yên “khai thông” huyệt đạo trước niềm hạnh phúc của người mẹ.

Khác với cháu Ngân còn nghe được nhưng không nói, cháu Nhung vừa câm, vừa điếc. Bằng những thủ thuật tương tự như day ấn huyệt nơi yết hầu và kéo lưỡi, 5 phút sau cháu Nhung cũng đã bập bẹ nói được theo tiếng hô của thầy với động tác giơ các ngón tay từ một đến mười. Tuy nhiên, khi ông Yên xoay mặt cháu về hướng khác và tiếp tục hô lớn bảo cháu lặp lại, thì không thấy phản ứng. “Cháu bị điếc bẩm sinh rồi. Lúc nãy cháu nói là nhờ cháu nhìn miệng người nói. Tức nói theo khẩu hình”, ông nói, rồi tiếp tục day ấn huyệt ở hai bên màng tang và ngay trên vành tai, dùng cả hai lòng bàn tay vỗ bôm bốp vào lỗ tai. Tiếng vỗ mạnh là vậy nhưng tuyệt nhiên vành tai, mang tai cháu Nhung không hề ửng đỏ hay có dấu tay.

Sau thủ thuật này, thầy Yên nhờ một người bịt mắt cháu Nhung lại và xoay mặt đi hướng khác, bên này thầy vỗ tay từng tiếng một, cháu đã nhận ra tiếng động và mỉm cười gật đầu, giơ các ngón tay đúng theo số lần thầy vỗ tay. Thầy hô lớn: “Một”, bé Nhung gật đầu; hô: “Hai ba” Nhung cũng chỉ gật đầu… mọi người bật cười và cùng với thầy động viên cháu cố lên, vì biết rằng Nhung chỉ mới nghe thấy tiếng nói nhưng chưa đủ độ nhạy để có thể nhận ra từng âm tiết. Thầy Yên lại tiếp tục bấm huyệt, lại vỗ hơi vào tai… Sau vài lần như thế, cháu Nhung đã nghe được và phát âm theo. Người mẹ ôm chầm lấy con trong tiếng vỗ tay reo vui của mọi người.

“Xưa giờ, người dân vẫn coi câm, điếc bẩm sinh là tật chứ không mấy người coi đó là bệnh, mà đã là tật thì người ta thường có tâm lý không chữa được nên không đi chữa. Chính vì cách nghĩ như vậy nên hầu hết các trường hợp câm điếc ít được quan tâm chữa trị mà người ta thường dạy cách thích nghi, chấp nhận nó như một sự rủi ro của số phận”, ông Yên nói.

Ông nói thêm, thầy thuốc chỉ mới khai thông huyệt đạo, giúp cho bệnh nhân phục hồi chức năng vốn có của con người chứ không thể làm thay được. Bệnh nhân có nói được tròn âm, rõ tiếng hay không phải trải qua quá trình luyện tập chứ không thể ngày một, ngày hai mà nói năng trơn tru, lưu loát như người thường được.
 

Đến bại liệt do tai biến

Cùng ngày hôm đó, tôi tình cờ chứng kiến thêm một ca bại liệt và càng thêm khâm phục cái tâm, cái tài của vị lương y trẻ tuổi này. Bệnh nhân là anh Đặng Đức Ngọ ở xã Vũ Hòa, huyện Đức Linh - xã giáp ranh với Gia An.

07-54-00_nh-3
Chữa bại liệt do tai biến

Anh Ngọ trong một lần bị tai biến đã để lại di chứng liệt hẳn một bên, thầy đặt bệnh nhân ngồi trên chiếc ghế dài và bắt đầu day ấn huyệt. Mọi người vẫn thấy bình thường bởi động tác nhẹ nhàng của thầy, nhưng bệnh nhân thì “la làng” mỗi khi các ngón tay thầy ấn xuống.

Tôi chăm chú nhìn và rõ ràng các ngón tay thầy đã gồng lên với một lực rất lớn ấn vào các huyệt đạo, đặc biệt là lúc thầy cùng người cộng sự đẩy mạnh ép chân trái vào khớp háng. Bệnh nhân liên tục kêu đau, đòi bỏ về, không chữa nữa. Thế nhưng thầy Yên vẫn kiên trì thuyết phục anh ráng chịu đau, một lát nữa là có thể tự đi lại được. Anh miễn cưỡng gật đầu, nhưng khi bàn tay của thầy ấn vào khớp gối, anh lại la lớn “đau lắm”. Thầy Yên vẫn lặng lẽ với công việc của mình, kết thúc công đoạn day ấn huyệt, ông vỗ mạnh vào cái chân trái đang liệt đơ của anh Ngọ và phán “xong rồi”.

Thầy kéo cẳng chân liệt của anh co lên và bảo anh tự duỗi chân ra, sau một lúc lâu anh Ngọ trả lời là không thể duỗi được. Thầy quả quyết rằng chân anh đã cử động được rồi, hãy cố nghĩ xem bằng cách nào đó để duỗi chân ra. Anh Ngọ tập trung cao độ để suy nghĩ, tìm cách… và kia rồi, bàn chân anh đang nhích dần ra trong tiếng reo vui của mọi người, nét mặt anh rạng rỡ hẳn lên và nhìn thầy thuốc cười chữa thẹn bởi những câu nói khi nãy. Thầy giải thích rằng sự cử động của tứ chi trước hết là do hệ thần kinh điều khiển, do lâu ngày bị liệt một bên nên anh Ngọ đã “quên” việc điều khiển nó, bây giờ đã thông rồi...

07-54-00_nh-4
Lương y Võ Hoàng Yên chăm sóc vườn thuốc nam ở Tánh Linh, Bình Thuận

Lương y Võ Hoàng Yên sinh năm 1975, tại Cái Nước, Cà Mau. Do hoàn cảnh khó khăn, từ thuở nhỏ, ông đã được cha mẹ gửi vào chùa Hưng Nghĩa Tự (thị trấn Cái Nước) học chữ.

Tại đây, ông bén duyên với nghề khám bệnh, bốc thuốc theo phương pháp y học cổ truyền do lương y Trần Văn Ba tận tình chỉ dạy. Trong quá trình học, ông đã tìm tòi, nghiên cứu về phương pháp xoa bóp, bấm huyệt đạo mà thầy đã dạy.

Ngoài học nghề thuốc, ông còn học dưđược những tinh tuý của môn võ cổ truyền, giúp ông nắm rõ các huyệt đạo trên cơ thể. Đây chính là một trong những yếu tố giúp ông thành côn trong việc day ấn huyệt chữa bệnh. Hiện số học trò của ông đã lên đến con số hàng trăm. Nhiều người trong số học trò đã thông thạo phương pháp bấm huyệt trị bệnh.

 

(Kiến thức gia đình số 4)

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủy lợi nội đồng cho vùng ngọt - nhiệm vụ cấp thiết

Cà Mau Giữ vùng ngọt, điều tiết nước hợp lý, đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi để đáp ứng sản xuất là nhiệm vụ quan trọng với tỉnh Cà Mau.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.