| Hotline: 0983.970.780

Bảo hiểm cây lúa vào cuộc sống

Thứ Tư 18/07/2012 , 11:47 (GMT+7)

Đồng Tháp là một trong 21 tỉnh, thành trong cả nước được Chính phủ chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013.

TS Dương Nghĩa Quốc, GĐ Sở NN- PTNT Đồng Tháp

Đồng Tháp là một trong 21 tỉnh, thành trong cả nước được Chính phủ chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013. Qua đợt khảo sát gần đây nhất, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã đánh giá công tác triển khai thực hiện của tỉnh Đồng Tháp đạt kết quả khả quan và có nhiều đột phá.

NNVN có cuộc trao đổi với TS Dương Nghĩa Quốc, GĐ Sở NN- PTNT Đồng Tháp xung quanh vấn đề này.

Xin ông cho biết nông dân Đồng Tháp đã đón nhận chính sách mới này như thế nào?

Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp có tiềm năng, thế mạnh về cây lúa. Ngành nông nghiệp hàng năm đóng góp trên 50% GDP cho kinh tế của tỉnh và có trên 70% số lao động trong tỉnh tham gia vào hoạt động lĩnh vực nông nghiệp. Sản lượng lúa năm 2011 vừa qua đã đạt 3,1 triệu tấn lúa, đứng hàng thứ ba về sản lượng lúa các tỉnh ĐBSCL, dù dịch bệnh trên lúa luôn rình rập, đe dọa, dù vụ thu đông năm 2011 có trên 2.000 ha lúa bị lũ cuốn trôi...

Cho nên, SX lúa là lĩnh vực luôn gánh chịu nhiều rủi ro cao. Chính vì vậy, triển khai BHNN chính là một sự quan tâm thiết thực, là một mô hình mới, hình thức hỗ trợ mới của Đảng, Nhà nước cho nông dân; đặc biệt là tầng lớp nông dân nghèo, cận nghèo.

Tình hình triển khai BHNN 2 vụ vừa qua tại tỉnh Đồng Tháp ra sao?

Việc triển khai thí điểm BHNN trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Bà con nông dân, các tổ SX, HTX nông nghiệp của tỉnh sẽ yên tâm hơn khi SX lúa, bởi tham gia BHNN sẽ được bồi thường tổn thất khi xảy ra rủi ro thiên tai, dịch bệnh.

Cty Bảo Việt Đồng Tháp đã được Bộ Tài chính chấp thuận triển khai BH cây lúa cho bà con nông dân trong suốt giai đoạn thí điểm 2011-2013 cũng như thời gian sau này. Đồng thời, khi tham gia bà con nông dân được hướng dẫn và khuyến cáo thực hiện theo quy trình canh tác lúa giai đoạn 2011-2013 đã được UBND tỉnh ban hành (ngày 25/11/2011) nhằm tăng năng suất lúa, phẩm chất hạt gạo, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tiến đến xây dựng nền nông nghiệp bền vững trong tương lai.

Để việc thực hiện thí điểm BH có hiệu quả, công tác tuyên truyền, vận động là yếu tố quan trọng, quyết định. UBND tỉnh đã thành lập BCĐ về BHNN của tỉnh, đồng thời chỉ đạo 3 huyện thí điểm thành lập BCĐ huyện và Ban vận động xã để tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về thí điểm BHNN để người dân hiểu rõ, hiểu đúng trách nhiệm và lợi ích của mình khi tham gia.

Bên cạnh đó, Bảo Việt Đồng Tháp còn phối hợp với Sở NN-PTNT tổ chức các lớp đào tạo về đại lý BH đến các khóm ấp trong huyện để tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tham gia. Đến nay đã đào tạo và cấp chứng chỉ được 155 đại lý tại 3 huyện, gồm Tháp Mười 76 đại lý, Tân Hồng 46 đại lý và Châu Thành 33 đại lý.

Đồng Tháp đã triển khai thí điểm BHNN qua 2 vụ lúa ĐX và HT năm 2012 tại các huyện Tân Hồng, Tháp Mười và Châu Thành. Diện tích tổng cộng 2 vụ đăng ký tham gia BH là 1.808,47 ha của 4.708 lượt hộ nông dân. Số tiền BH trên 2,2 tỷ đồng, trong đó hộ nghèo được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 100% diện tích đăng ký và hộ cận nghèo đóng phí 20%, còn 80% do nhà nước hỗ trợ, tính ra số tiền nông dân cận nghèo bỏ ra trên 50 triệu đồng.

Có một điểm mới trong quá trình triển khai là tỉnh đã vận động Cty TNHH Thanh Tùng chấp thuận ký kết bản thỏa thuận với Cty Bảo Việt Đồng Tháp với mức phí 20.000 đ/1.000 m2 để hỗ trợ phần phí BH cây lúa tự nguyện của nông dân, khi nông dân mua phân bón hữu cơ của Cty và chỉ trả 50% giá trị đơn hàng. Nếu năng suất giảm, DN sẵn sàng bồi hoàn cho nông dân sau khi thu hoạch.

Các DN tham gia sẽ được hưởng một số chính sách khi tham gia chương trình như: Được chính quyền tại địa phương xem xét chọn làm đối tác trong thực hiện các chương trình về xây dựng phát triển nông thôn, nông dân; Được tạo điều kiện, cùng đồng hành phối hợp với BCĐ thực hiện chương thí điểm BHNN trong suốt giai đoạn thí điểm; Được hưởng ưu đãi trong các chương trình thí điểm BHNN từ địa phương đến TƯ (mua VTNN được hỗ trợ phí BH); Đại diện nông dân ký hợp đồng BH được DN tham gia hỗ trợ chi phí bảo hiểm.

Lễ ký kết hợp đồng sẽ được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, huyện; DN được bảo toàn vốn kinh doanh đầu tư ban đầu nếu không may trong thời gian nông dân gieo trồng bị thiên tai, dịch bệnh làm mất mùa. Nông dân mất khả năng thanh toán các khoản thuốc BVTV, phân bón... DN đầu tư sẽ là “người” có quyền thụ hưởng đầu tiên đối với trách nhiệm quyền lợi BH; Được xét thi đua khen thưởng trong nội dung phát động thi đua khen thưởng của BCĐ tỉnh ban hành trong chương trình thí điểm BHNN.


Nông dân trồng lúa ở Đồng Tháp yên tâm được BHNN

Vậy có những khó khăn nào khi triển khai thực hiện, thưa ông?

Do mới triển khai lần đầu, các văn bản mang tính pháp lý để áp dụng thí điểm BHNN chậm so với tiến độ triển khai tại địa phương và chậm so với thời vụ gieo sạ. Một số điều khoản trong quy tắc BH và các thông tư hướng dẫn chưa thật phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương như: Do ảnh hưởng của các loại thiên tai, dịch bệnh được quy định làm cho năng suất lúa thu hoạch của vùng thấp hơn hoặc bằng 80% năng suất bình quân vụ SX trong 03 năm gần nhất, việc công bố thiên tai dịch bệnh phải do UBND tỉnh ban hành. Tỉnh đã có văn bản đề nghị TƯ xem xét điều chỉnh một số điều cho phù hợp với tính chất đặc thù các tỉnh ĐBSCL, trong đó có Đồng Tháp.

Trong các năm qua, tỉnh Đồng Tháp đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng nhiều đề án, dự án, chương trình kế hoạch chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển SXNN, chuyển giao các TBKT cho nông dân. Chính sách BHNN trên cây lúa sẽ góp phần không nhỏ cho sự phát triển lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh ngày càng bền vững.

Từ kết quả ban đầu đạt được, UBND tỉnh Đồng Tháp giao cho BCĐ BHNN các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó, 3 huyện thí điểm BH phấn đấu đạt 5% diện tích đất SX lúa trong vụ HT 2012, tương đương trên 3.400 ha sẽ tham gia BHNN.

Để đạt được diện tích trên tham gia BH, ngoài công tác tuyên truyền vận động, BCĐ  tỉnh phát động phong trào thi đua thực hiện thí điểm BHNN tại các huyện. Đồng thời, khuyến khích cán bộ, đảng viên cơ sở đi đầu tham gia thí điểm BHNN và gương mẫu chấp hành các chủ trương của Nhà nước để nông dân làm theo. Bên cạnh đó, vận động các DN kinh doanh VTNN và DN bao tiêu sản phẩm, cùng phối hợp thực hiện thí điểm BHNN với mô hình “DN đầu tư kinh doanh VTNN”, hỗ trợ phí BHNN khi mua VTNN.

Từ những kết quả đã đạt được trong triển khai BHNN 2 vụ SX vừa qua, trong những năm tới tỉnh dự kiến sẽ triển khai thêm trên đối tượng hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo SXNN được hỗ trợ 60% phí BH; tổ chức SXNN được hỗ trợ 20% phí...

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất