| Hotline: 0983.970.780

Bảo hiểm thất nghiệp vừa chi trả vừa tư vấn, giới thiệu, kết nối việc làm, đào tạo nghề

Thứ Sáu 30/06/2023 , 08:32 (GMT+7)

Trong bối cảnh nhiều lao động bị mất việc, dẫn đến đời sống khó khăn, cũng là lúc chính sách bảo hiểm thất nghiệp phát huy tối đa vai trò của mình. Đồng thời bảo hiểm thất nghiệp phải tư vấn, giới thiệu, kết nối việc làm, đào tạo nghề cho lao động.

Bảo hiểm thất nghiệp vừa chi trả vừa tư vấn, giới thiệu, kết nối việc làm, đào tạo nghề

Ngay từ rất sớm, hàng chục người lao động đã đến cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Hóc Môn, TP.HCM để xếp hàng bốc số thứ tự để nhận BHXH một lần. Có người đến xếp hàng từ 2- 3 giờ sáng.

Tương tự tại BHXH quận 12, nhiều người xếp hàng từ 4 - 5 giờ sáng, mặc dù đến 10 giờ trưa mới tới phiên hoàn thành thủ tục rút BHXH một lần.

Phỏng vấn Ông Lê Quang Giàu Quận 12, TP.HCM: Khó khăn cũng khó khăn thì nhưng mà mà lại sắp tới là có tính đi học nghề nên tranh nó mới ra trường. Giờ trở lại học nghề tôi là cũng hơi lớn tuổi rồi, nhanh cung đã tới cái tuổi thù cũng cũng không kịp, không đủ, không có cái hưu cho nên sẵn con thật rành rút ra cho học nghề luôn. Tại vì tôi cũng đã 57 tuổi rồi, cho nên cứ đóng tiếp thì cũng không đủ là tiền.

Phỏng vấn Chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ, Tỉnh Bình Định: Từ lúc 5 giờ sáng chồng đi bốc số hay bốc số 5 rồi, có con nhỏ nên là tới số mình đi tới một lần. Dạ, tại vì covid vừa rồi cho nên thất nghiệp từ nhiều cho nên là khó khăn, có con nhỏ nữa cho nên là rút bảo hiếm một lần rồi về quê làm ăn lại.

Trung bình mỗi ngày BHXH quận 12 giải quyết 100 bộ hồ sơ, đối với những trường hợp không bốc được số thứ tự tiếp tục quay lại ngày hôm sau.

Ông Trần Dũng Hà - Phó Giám đốc BHXH TP.HCM: Việc này theo tôi nghĩ nó cũng gọi là bất thường thì nó cũng không hẳn là bất thường, nhưng nó có cái nguyên nhân là do hiện nay cái tình hình kinh tế nó cũng có khó khăn do ảnh hưởng của thế giới, một số doanh nghiệp thì người ta sa thải người lao động mà người lao động của mình thì thường cái nguồn tích lũy người ta không có nhiều và cũng là cái thời điểm cận kề Tết cuối năm. Do đó người ta chọn rút bảo hiểm một lần để mà cô có một cái nguồn kinh phí trang trải cuối năm và chuẩn bị cho đón Tết.

Để hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do mất việc làm, BHXH TP.HCM đã chủ động phối hợp với các đơn vị nhanh chóng xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và chốt sổ BHXH để người lao động sớm đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp có tiền trang trải cuộc sống.

Ông Trần Dũng Hà - Phó Giám đốc BHXH TP.HCM: Về mục đích cuối cùng của việc tham gia bảo hiểm xã hội là người lao động sẽ có lương thu khi hết tuổi lao động khi về già. Tuy nhiên, hiện nay thì có nhiều người lao động chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần vì nhiều cái nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đứng ở cái góc độ là một cái bài toán so sánh thì cái việc chọn hưởng bảo một lần thì chắc chắn là người lao động sẽ bị thiệt thòi.

Để tránh tập trung một chỗ tại một vài điểm gây quá tải, người lao động có thể nộp hồ sơ thông qua nộp qua dịch vụ công hoặc thông qua 46 bưu cục tiếp nhận hồ sơ một lần hoặc nộp trực tiếp tại 22 điểm tiếp nhận hồ sơ tương ứng với 22 quận, huyện trên toàn thành phố.Chính sách bảo hiểm thất nghiệplà nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, ngoài sự hỗ trợ về mặt tài chính, bảo hiểm thất nghiệp còn đem lại các lợi ích cho người tham gia trong thời gian tìm kiếm việc làm mới như: được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp; được hỗ trợ học nghề; được hỗ trợ tư vấn, tìm kiếm việc làm và được hỗ trợ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bà Đinh Thị Trúc Mi - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì cũng có rất là nhiều cái chính sách để mà nâng cao cái nguồn nhân lực cho tỉnh. Ví dụ như là tỉnh đã xây dựng các cái đơn giá đặt để đặt hàng cho các cái trường nghề để đào tạo cái nguồn lao động cho tỉnh thì hàng năm như vậy thì tỉnh đặt hàng cho các cái trường nghề ở những cái lĩnh vực về cơ khí, những lĩnh vực về du lịch trên 2000 đối tượng với cái tổng kinh phí là khoảng từ 20 - 25 tỷ hàng năm để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành kinh tế của tỉnh.

Ngoài ra thì tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng có những cái chính sách hỗ trợ cho những cái lao động mà muốn làm việc trên địa bàn của tỉnh và đồng thời cũng là phối kết hợp với lại Liên đoàn lao động tỉnh và làm việc với các doanh nghiệp để có những chính sách ưu đãi, những cái chính sách quan tâm về cái điều kiện cơ sở vật chất làm việc cũng như là cái môi trường sống cho các cái doanh nghiệp, cho các cái người lao động này đến làm việc và sinh sống tại tỉnh Vũng Tàu.

Tỉnh Bình Dương là một trong những địa bàn trọng điểm về các khu công nghiệp. Vì thế, khi lao động bị thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bình Dương cũng đã nhanh chóng kết nối với các Trung tâm, các đơn vị giới thiệu việc làm để nắm được thông tin các công ty có nhu cầu tuyển dụng. Qua đó, giúp người lao động không phải nghỉ việc quá dài, số tiền lãnh từ bảo hiểm thất nghiệp có thể trang trải qua thời gian khó khăn.

Ông HUỲNH VĂN LỘC - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm, tỉnh Bình Dương: Tính đến thời điểm hiện tại Trung tâm dịch vụ làm trong hai tháng vừa qua thì có khoảng gần 8000 người lao động bị thất nghiệp nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ là tỉnh Bình Dương thì. Song song đó thì chúng tôi cũng đã tư vấn tập thể cho người lao động còn rất là nhiều hình thức, giống như là tư vấn tập thể, là tư vấn tại tại bờ bay cho người lao động để biết thông tin về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hỗ trợ để người lao động, số còn lại thị trường lao động trong thời gian tới.

Thanh Hóa là tỉnh có dân số đông thứ 3 cả nước sau Hà Nội và TP.HCM với dân số hơn 3,7 triệu người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là chiếm tới 66 %. Do đó, đây cũng là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.

Với phương châm “Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa đã và đang tập trung mọi nguồn lực nhằm giúp các lao động bị mất việc, có nguồn kinh phí trang trải cuộc sống, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp, nhiều chương trình, sự kiện tư vấn, giới thiệu việc làm, kết nối với doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.

Bà Vũ Thị Hương - Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Thanh Hóa: Trong thời gian gặp phải đại dịch Covid 19 thì Thanh Hóa cũng như các địa phương khác thì cũng có cái số lao động gặp phải nhiều khó khăn, ví dụ như là từ lao động từ nội tại của tỉnh mất việc làm, cộng với lại cái số lao động mà từ tỉnh ngoài trở về địa phương.

Thế thì trước cái tình hình đó thì Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo Sở Lao động Thương binh Xã hội thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động, thì chúng tôi đã tham mưu cho tỉnh ban hành kế hoạch 198 đề án giải quyết việc làm cho người lao động và trên tinh thần đó thì chúng tôi cũng đã đưa ra các cái mục tiêu để giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, tức là chúng tôi giải quyết việc làm bằng cách là cho người lao động vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội và để tạo việc làm tại địa phương và giải quyết việc làm ngay tại địa phương của mình.

Thứ hai nữa là vì địa phương Thanh Hóa cũng là nơi mà ảnh hưởng dịch covid 19 nó cũng ít hơn những địa phương khác cho nên là một số doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động thì chúng tôi chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức các phiên giao dịch việc làm chuyên đề, tức là theo lĩnh vực may mặc, theo lĩnh vực giày da để kết nối giữa các cái doanh nghiệp với lại lao động để tìm kiếm cơ hội cho những cái người lao động bị mất việc làm từ các cái tỉnh ngoài về địa phương.

Tại tỉnh Trà Vinh, địa phương có nhiều lao động là người Khmer, ngoài hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn được Trung tâm đào tạo nghề hoàn toàn miễn phí với mức hỗ trợ tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo nếu tham gia khóa đào tạo đến 3 tháng và không quá 1,5 triệu đồng/người/tháng, nếu trên 3 tháng.

Lao động còn được giới thiệu việc làm miễn phí để sớm quay trở lại thị trường lao động. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Trà Vinh đã giới thiệu việc làm cho hàng nghìn lao động không may bị mất việc. Trong số này có hơn 80% quay lại thị trường lao động.

Ông Trịnh Minh Hùng - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh: Hiện nay ở Trà Vinh chúng tôi được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân tỉnh rất quan tâm đến công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, cho vay vốn cho đến 150 triệu đồng để đi làm việc ở nước ngoài.

Ngoài ra, hỗ trợ không hoàn lại đối với người dân tộc và hộ chính sách, con thương binh, con liệt sĩ, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp là mỗi một người đi hỗ trợ là 17.420.000.

Các cái đối tượng khác mà đi làm việc có thể ở nước ngoài thì hỗ trợ bằng 70 % cái số tiền này là 12.194.000, từ đó thì công tác mà giải quyết việc làm cho người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ở Trà Vinh cũng phát triển hàng năm. Vậy là có khoảng 900 người, đó là xuất cảnh.

Ở Trà Vinh có người dân tộc Khmer, chiếm khoảng 30% dân số. Hiện nay số lao động này chúng tôi cũng đã giải quyết kịp thời. Có ba công ty doanh nghiệp ở địa bàn này, đáp ứng khoảng trên 10.000 lao động, đáp ứng kịp thời đối với người dân tộc có nhu cầu làm việc.

Phỏng vấn Ông Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương binh Xã hội: Trong những năm qua, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã khẳng định vai trò trụ cột trong đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thật sự trở thành “điểm tựa” cho hàng triệu người lao động, giúp họ có nguồn tài chính vượt qua giai đoạn khó khăn, duy trì ổn định cuộc sống; giúp người sử dụng lao động giảm bớt áp lực về tài chính, vì không phải chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động. Qua đó, lợi ích của người lao động, doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngày càng được thể hiện rõ hơn. Phỏng vấn Ông Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương binh Xã hội: Nhìn chung cái chính sách bảo hiểm thất nghiệp, theo quy định của Luật việc làm thì chúng ta thực hiện là tương đối tốt. Mặc dù vậy thì vẫn còn một số hạn chế, hạn chế.

Thứ nhất, chúng ta có thể thấy rằng là kể cả các lãnh đạo một số địa phương chưa nhận thức được chính sách bảo hiểm thất nghiệp không phải chỉ là chi trả tiền cho người lao động, mà chính sách thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn cả là việc tư vấn giới thiệu việc làm cũng như là vấn đề đào tạo thì hiện nay các nội dung chi trả cho bệnh thất nghiệp được quan tâm nhiều hơn.

Còn những nội dung mà tư vấn giới thiệu việc làm, kết nối việc làm thành công cũng như là việc đào tạo thì chúng ta còn hạn chế cũng như là việc mà một số địa phương khi mà thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp thì chưa quan tâm lắm đến việc mà thực hiện đúng cái quy trình nghiệp vụ của bản doanh nghiệp, thì những việc này chúng tôi đang tiếp tục vừa tuyên truyền, vừa chấn chỉnh, vừa kiểm tra, giám sát.

Với sự nỗ lực của các ngành chức năng, hệ thống bảo hiểm xã hội đang dần được hoàn thiện theo các tiêu chí ngày một nâng cao. Hy vọng trong tương lai, bảo hiểm xã hội ở Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy tối đa lợi ích, ngày một hoàn thiện, thật sự trở thành chỗ dựa vững chắc, là người bạn đồng hành đáng tin cậy của người lao động và việc tham gia bảo hiểm xã hội liên tục sẽ được coi là việc đương nhiên của mỗi người dân.

Xem thêm
Việt Nam tăng gấp đôi xuất siêu tới thị trường CPTPP

Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam với thị trường CPTPP năm 2024 ước đạt 102,1 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2023.

ThaiBinh Seed trao 100 suất quà Tết cho người nghèo

Công ty TNHH ThaiBinh Seed Miền Trung - Tây Nguyên (Tập đoàn ThaiBinh Seed) vừa tổ chức trao quà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất