| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn hệ sinh thái san hô - ‘rừng mưa nhiệt đới dưới biển’

Thứ Tư 07/12/2022 , 22:30 (GMT+7)

Hệ sinh thái rạn san hô được ví là 'rừng mưa nhiệt đới dưới biển' và cũng là hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu.

San hô được coi là 'rừng nhiệt đới của đại dương' và chứa một nhóm sinh vật đa dạng dựa vào san hô làm nguồn thức ăn và nơi trú ẩn.

San hô được coi là "rừng nhiệt đới của đại dương" và chứa một nhóm sinh vật đa dạng dựa vào san hô làm nguồn thức ăn và nơi trú ẩn.

Vai trò quan trọng của những rạn san hô

San hô là loài sinh vật biển, tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ, sống thành các quần thể. Các cá thể san hô tiết ra cacbonat canxi để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô.

San hô được coi là "rừng nhiệt đới của đại dương" và chứa một nhóm sinh vật đa dạng dựa vào san hô làm nguồn thức ăn và nơi trú ẩn. Ngoài hàng trăm loài san hô liên kết với nhau tạo thành rạn san hô, là nơi sinh sống của vô số loài động vật (khoảng 25% tổng số sinh vật biển) bao gồm bọt biển, giun, giáp xác, động vật thân mềm, da gai, các loài cá rạn san hô, rùa biển và rắn biển…

Các rạn san hô rất quan trọng với vai trò bảo vệ bờ biển, giảm thiểu tác động của sóng khi bão; cung cấp môi trường sống và nơi trú ẩn cho hàng trăm sinh vật, điều này cũng giúp đảm bảo nguồn lợi thủy sản cho hoạt động đánh bắt; thu hút khách du lịch, cung cấp việc làm và tăng trưởng kinh tế cho ngành du lịch; cung cấp thức ăn cho những người sống gần rạn san hô; nhiều phương pháp điều trị bệnh tật rất tiềm năng từ san hô.

Các rạn san hô rất quan trọng với vai trò bảo vệ bờ biển, giảm thiểu tác động của sóng khi bão; cung cấp môi trường sống và nơi trú ẩn cho hàng trăm sinh vật.

Các rạn san hô rất quan trọng với vai trò bảo vệ bờ biển, giảm thiểu tác động của sóng khi bão; cung cấp môi trường sống và nơi trú ẩn cho hàng trăm sinh vật.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều yếu tố đang ảnh hưởng đến các rạn san hô và gây căng thẳng cho hệ sinh thái này. Cụ thể đó là việc đánh bắt quá mức. Điều này đã làm đảo lộn sự cân bằng trong chuỗi thức ăn, tạo điều kiện cho tảo phát triển ở mức độ cao trên san hô làm san hô chết hàng loạt.

Các kỹ thuật đánh bắt hủy diệt như phá vỡ san hô bằng thuốc nổ, khai thác thủy sản trong rạn san hô bằng chất độc. Du lịch không bền vững; tàu thuyền neo đậu không đúng quy định, nước thải không được xử lý đều làm hỏng rạn san hô. Thợ lặn và khách du lịch tham gia lặn ngắm san hô bất cẩn, dẫm đạp làm hư hại san hô.

Sự phát triển ven biển các khu vực kinh tế ven biển có thể làm thay đổi dòng chảy ảnh hưởng đến dòng chất dinh dưỡng và trầm tích hoặc nạo vét luồng lạch để tạo kênh sâu cho tàu thuyền ra vào.

San hô cần nước sạch để phát triển nên sự ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của san hô.

Ngoài hàng trăm loài san hô liên kết với nhau tạo thành rạn san hô, là nơi sinh sống của vô số loài động vật bao gồm bọt biển, giun, giáp xác, động vật thân mềm, da gai, các loài cá rạn san hô, rùa biển và rắn biển…

Ngoài hàng trăm loài san hô liên kết với nhau tạo thành rạn san hô, là nơi sinh sống của vô số loài động vật bao gồm bọt biển, giun, giáp xác, động vật thân mềm, da gai, các loài cá rạn san hô, rùa biển và rắn biển…

Các loại bệnh san hô như "hiện tượng tẩy trắng san hô". Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng do sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc virus phát triển mạnh trong vùng nước bị ô nhiễm.

Sao biển là loài tàn phá rạn san hô, trong khi thiên địch của sao biển là các loài cá rạn đang bị khai thác quá mức dẫn đến sao biển phát triển ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, các loài xâm lấn đang ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ sinh thái mong manh này.

Những "căng thẳng" đến từ biến đổi khí hậu

Một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến rạn san hô là biến đổi khí hậu. Sự gia tăng nồng độ CO2 đã ảnh hưởng đến đại dương theo hai hướng. Thứ nhất là biển bị axit hóa. Giảm độ pH tổng thể của đại dương do đại dương hấp thụ lượng CO2 dư thừa ra khỏi khí quyển. Sự gia tăng nồng độ axit này có thể phá vỡ bộ xương của san hô.

Thứ hai là nhiệt độ nước biển tăng. Sự nóng lên này khiến mực nước biển dâng cao và gây ra các vấn đề cho các rạn san hô và các sinh vật. “Căng thẳng” quá mức ở san hô xảy ra khi nhiệt độ xung quanh san hô vượt quá 1 độ C trong hơn 4 tuần.

Vì tảo là tác nhân chính tạo nên màu sắc của san hô nên san hô 'rỗng' có màu trắng hoặc bị tẩy trắng.

Vì tảo là tác nhân chính tạo nên màu sắc của san hô nên san hô "rỗng" có màu trắng hoặc bị tẩy trắng.

Sự “căng thẳng” có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố bao gồm thay đổi nhiệt độ, độ pH hoặc độ mặn. Khi san hô quá căng thẳng, chúng sẽ trục xuất sinh vật cộng sinh với chúng, dẫn đến mất thức ăn và san hô tự chết đói. Vì tảo là tác nhân chính tạo nên màu sắc của san hô nên san hô "rỗng" có màu trắng hoặc bị tẩy trắng. Một số san hô có thể phục hồi sau “căng thẳng” nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng, rạn san hô sẽ chết. Vì vậy, chúng ta cần có những hành động cụ thể để bảo vệ các rạn san hô.

Tình trạng suy giảm san hô tại Việt Nam

Tổng diện tích rạn san hô ở vùng biển Việt Nam là 13.355 ha với bốn vùng phân bố san hô chính: Vùng san hô quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Vùng san hô ven biển miền Trung và các đảo Đông Nam bộ; Vùng san hô phía tây vịnh Bắc Bộ và Vùng san hô biển Tây Nam bộ.

Các nghiên cứu ghi nhận khoảng 454 loài san hô tạo rạn thuộc 81 giống có ở toàn vùng biển Việt Nam.

Các nghiên cứu ghi nhận khoảng 454 loài san hô tạo rạn thuộc 81 giống có ở toàn vùng biển Việt Nam.

Hệ sinh thái rạn san hô được ví như là “rừng mưa nhiệt đới ở dưới biển” và cũng là hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất vì biến đổi khí hậu do nhạy cảm với yếu tố nhiệt độ và chất lượng môi trường nước biển. Các nghiên cứu ghi nhận khoảng 454 loài san hô tạo rạn thuộc 81 giống có ở toàn vùng biển Việt Nam.

Các rạn san hô cũng là nơi cư trú của các quần xã sinh vật rất đa dạng và phong phú về thành phần loài. Sinh cảnh rạn có số loài lớn nhất so với các sinh cảnh biển khác, có đại diện của hầu hết các ngành và lớp động vật chủ yếu sống trong biển và đại dương.

Các nghiên cứu cho thấy khu hệ động vật sống trong các rạn san hô ở biển Việt Nam có khoảng 2.100 loài: cá rạn san hô đa dạng nhất với 763 loài, động vật thân mềm với gần 700 loài, giáp xác hơn 250 loài, giun nhiều tơ khoảng 170 loài và da gai khoảng 100 loài.

Cần có những hành động cụ thể để bảo vệ các rạn san hô.

Cần có những hành động cụ thể để bảo vệ các rạn san hô.

Các nghiên cứu về hệ sinh thái rạn san hô cho thấy diện tích san hô tại Việt Nam từ năm 2010 - 2018 suy giảm đáng kể. Hệ sinh thái rạn san hô ở đảo Cô Tô được đánh giá là suy thoái rất nặng; suy thoái toàn vùng, không thể phục hồi tự nhiên, chỉ phục hồi dần dần do con người trồng; hệ sinh thái rạn san hô ở vịnh Nha Trang được đánh giá là suy thoái nặng; các hệ sinh thái rạn san hô ở Cồn Cỏ và Phú Quốc được đánh giá là suy thoái nhẹ.

Từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2022, Tổng cục Thủy sản sẽ phối hợp với báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Bảo tồn biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau”.

Các bài dự thi có thể dựa trên chủ đề chính để xây dựng các tác phẩm, trong đó thể hiện được các nhóm chủ để như: Các hoạt động thường diễn ra ở khu bảo tồn biển; Các hoạt động cần thiết để góp phần bảo vệ, xây dựng khu bảo tồn biển bền vững; Những hành động nên và không nên làm ở khu bảo tồn biển; Các hoạt động bảo vệ rùa biển, bảo vệ thú biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

Hoặc các nhóm chủ đề: Các giải pháp, ý tưởng để góp phần xây dựng khu bảo tồn biển bền vững; Các hoạt động bảo vệ, tái tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đặc biệt là các loài rùa biển, thú biển; Những ước mơ, hành động cần thiết để có các khu bảo tồn biển phát triển bền vững, các loài nguy cấp, quý, hiếm được tái tạo phát triển…

Bài dự thi gửi qua đường bưu điện ghi rõ: Bài dự thi cuộc thi vẽ tranh ‘‘Bảo tồn biển, bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau” hoặc “Vẽ tranh Bảo tồn biển”.

Nơi nhận bài dự thi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại: Báo Nông nghiệp Việt Nam - Số 14, Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại : 038.605.6904 (anh Phạm Trung Hiếu) hoặc 024.3211.5475 (gặp Tuấn Anh).

Địa chỉ email nhận bài dự thi kỹ thuật số: nmpa.vietnam@gmail.com.

Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 9/11 đến 9/12/2022. Thời gian chấm thi từ ngày 12/12 đến 20/12/2022. Lễ Tổng kết và trao giải thưởng vào ngày 26/12/2022.

Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.