| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ đa dạng sinh học ven biển bằng các khu bảo tồn biển

Thứ Bảy 19/11/2022 , 06:40 (GMT+7)

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ đa dạng sinh học ven biển là thông qua việc thiết lập và quản lý khu bảo tồn biển.

Các đại dương bao phủ khoảng 70% bề mặt trái đất, chứa 97% lượng nước và chiếm 90% tổng không gian có thể ở được trên hành tinh.

Các đại dương bao phủ khoảng 70% bề mặt trái đất, chứa 97% lượng nước và chiếm 90% tổng không gian có thể ở được trên hành tinh.

Hơn một nửa sinh vật biển nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2100

Nhân loại đang sống trên một hành tinh xanh. Các đại dương bao phủ khoảng 70% bề mặt trái đất, chứa 97% lượng nước và chiếm 90% tổng không gian có thể ở được trên hành tinh. Các hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển thuộc hệ thống đa dạng sinh học nhất của đại dương và là vườn ươm của hàng triệu loài sinh vật biển.

Một số rạn san hô nhiệt đới có thể chứa 1.000 loài khác nhau trên mỗi m2. Với 15% khẩu phần protein động vật được cung cấp bởi nghề cá và hàng triệu người phụ thuộc vào nghề cá để kiếm sống, những vườn ươm này rất cần thiết để bổ sung nguồn lợi thủy sản. Do đó, các khu vực ven biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Một số rạn san hô nhiệt đới có thể chứa 1.000 loài khác nhau trên mỗi m2.

Một số rạn san hô nhiệt đới có thể chứa 1.000 loài khác nhau trên mỗi m2.

Tuy nhiên, các hệ sinh thái ven biển của chúng ta, cùng với nhiều loài thủy sản, đang có dấu hiệu suy giảm và biến mất với tốc độ đáng báo động. Ngày nay, hơn 60% dân số sống trên hoặc gần bờ biển và 80% hoạt động du lịch tập trung gần các khu vực ven biển.

Đánh bắt quá mức, ô nhiễm, axit hóa đại dương và khai thác tài nguyên không bền vững có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của các hệ sinh thái ven biển. 60% hệ sinh thái biển chính hỗ trợ sinh kế trên thế giới đã bị suy thoái hoặc biến mất và hơn một nửa số loài sinh vật biển trên thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2100 nếu chúng ta không có những hành động quyết liệt.

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ đa dạng sinh học ven biển là thông qua việc thiết lập và quản lý một khu vực biển gọi chung là 'Khu bảo tồn biển'.

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ đa dạng sinh học ven biển là thông qua việc thiết lập và quản lý một khu vực biển gọi chung là “Khu bảo tồn biển”.

Theo đó, một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ đa dạng sinh học ven biển là thông qua việc thiết lập và quản lý một khu vực biển gọi chung là “Khu bảo tồn biển”. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) định nghĩa khu bảo tồn biển là “Bất kỳ một khu vực nào nằm ở vùng triều hoặc dưới triều cùng với toàn bộ phần mặt nước phía trên cùng các hệ động thực vật và các di sản văn hóa, lịch sử liên đới, được gìn giữ bởi luật pháp và các phương thức hữu hiệu khác nhằm bảo vệ một phần hoặc toàn bộ môi trường liên quan”.

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) định nghĩa khu bảo tồn biển là “Khu vực được xác định và quản lý hiệu quả để bảo vệ các hệ sinh thái biển, các quá trình, môi trường sống và các loài, có thể góp phần khôi phục và bổ sung các nguồn tài nguyên cho sự phong phú về xã hội, kinh tế và văn hóa”.

Đến nay, Việt Nam đã thành lập và đưa vào hoạt động được mạng lưới 10 trong tổng số 16 Khu bảo tồn biển và các Vườn quốc gia có hợp phần bảo tồn biển tại Việt Nam.

Đến nay, Việt Nam đã thành lập và đưa vào hoạt động được mạng lưới 10 trong tổng số 16 Khu bảo tồn biển và các Vườn quốc gia có hợp phần bảo tồn biển tại Việt Nam.

Luật Thủy sản năm 2017 quy định “Khu bảo tồn biển là loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, được xác lập ranh giới trên biển, đảo, quần đảo, ven biển để bảo vệ đa dạng sinh học biển”.

Đến nay, Việt Nam đã thành lập và đưa vào hoạt động được mạng lưới 10 trong tổng số 16 Khu bảo tồn biển và các Vườn quốc gia có hợp phần bảo tồn biển tại Việt Nam gồm: Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Côn Đảo, Phú Quốc. Sáu Khu bảo tồn biển đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đang hoàn thiện hồ sơ để phê duyệt quy hoạch, đó là Hòn Mê, Hải Vân-Sơn Chà, Phú Quý, Nam Yết, Cô Tô, Đảo Trần.

Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), hệ thống các khu bảo tồn biển này chiếm diện tích khoảng 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam, mục tiêu đến năm 2030 đạt 6% diện tích vùng biển Việt Nam. Các khu bảo tồn biển sở hữu gần 70.000 ha rạn san hô, 20.000ha thảm cỏ biển và một phần rừng ngập mặn; phần lớn các bãi giống, bãi đẻ và nơi cư trú của các loài thủy sản kinh tế; gần 100 loài đặc hữu và nguy cấp.

Đa lợi ích đến từ khu bảo tồn biển

Một số khu bảo tồn biển ngăn chặn hoàn toàn các hoạt động của con người, trong khi một số khác cố gắng điều chỉnh sự hiện diện và hoạt động của con người để làm cho việc sử dụng tài nguyên biển trở nên bền vững và đa dạng hơn. Lợi ích của các khu bảo tồn biển được thiết kế và quản lý rất phong phú và đa dạng.

Lợi ích của các khu bảo tồn biển được thiết kế và quản lý rất phong phú và đa dạng.

Lợi ích của các khu bảo tồn biển được thiết kế và quản lý rất phong phú và đa dạng.

Cụ thể, các khu bảo tồn biển đóng vai trò chính trong việc bảo vệ các sinh cảnh và loài quan trọng, bảo vệ nghiệm ngặt các nguồn tài nguyên ở các khu vực cụ thể. Thông qua việc bảo vệ các vườn ương uôi và cá trưởng thành, các khu bảo tồn biển giúp cho các quần thể cá có thể phục hồi lại. Các quần thể cá này lại tạo ra “hiệu ứng tràn” cho các khu vực xung quanh mang lại giá trị cho công tác bảo tồn và lợi ích cho nghề cá.

Bên cạnh đó, thông qua việc thiết lập khu bảo tồn biển với các quy định quản lý nghiêm ngặt sẽ giúp ích cho việc bảo tồn như: tránh được khai thác thủy sản quá mức, tránh được các tác động gây hại đến sinh cảnh, bảo vệ được toàn bộ hệ sinh thái khỏi bị khai thác quá mức…, từ đó có được một hệ sinh thái “khỏe mạnh”, nguồn lợi thủy sản phong phú.

Đồng thời, việc thiết lập các khu bảo tồn biển sẽ giúp tạo nên các hệ sinh thái ven biển khỏe mạnh, cung cấp khả năng bảo vệ bờ biển chống lại triều cường ngày càng trở nên mạnh mẽ và phổ biến cùng với biến đổi khí hậu.

Các khu bảo tồn biển sẽ mang lại cơ hội giải trí và du lịch sinh thái bền vững, từ đó tạo ra việc làm mới cho cộng đồng địa phương, tạo doanh thu, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các khu bảo tồn biển sẽ mang lại cơ hội giải trí và du lịch sinh thái bền vững, từ đó tạo ra việc làm mới cho cộng đồng địa phương, tạo doanh thu, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hơn thế nữa, các khu bảo tồn biển sẽ mang lại cơ hội giải trí và du lịch sinh thái bền vững, từ đó tạo ra việc làm mới cho cộng đồng địa phương, tạo doanh thu, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hoạt động bảo tồn biển cũng khuyến khích được cộng đồng địa phương tích cực tham gia công tác bảo tồn, quản lý nguồn lợi thủy sản và chính họ được hưởng lợi từ các hoạt động đó. Đồng thời, các khu bảo tồn biển cũng mang đến cơ hội tuyệt vời cho nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường.

Thực tế hiện nay cho thấy, chưa đến 10% các khu vực ven biển được bảo vệ hiệu quả. Điều này không chỉ đặt ra mối đe dọa trực tiếp đối với đa dạng sinh học ven biển mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế xã hội.

Tổng cục Thủy sản phối hợp với báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề 'Bảo tồn biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau'.

Tổng cục Thủy sản phối hợp với báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Bảo tồn biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau”.

Chính vì vậy, một mạng lưới khu bảo tồn biển được quản lý tốt và bao phủ ít nhất 30% bề mặt đại dương là điều cần thiết để đảm bảo phục hồi và bảo vệ các nguồn tài nguyên, hệ sinh thái biển và ven biển của thế giới.

Từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2022, Tổng cục Thủy sản sẽ phối hợp với báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Bảo tồn biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau”.

Các bài dự thi có thể dựa trên chủ đề chính để xây dựng các tác phẩm, trong đó thể hiện được các nhóm chủ để như: Các hoạt động thường diễn ra ở khu bảo tồn biển; Các hoạt động cần thiết để góp phần bảo vệ, xây dựng khu bảo tồn biển bền vững; Những hành động nên và không nên làm ở khu bảo tồn biển; Các hoạt động bảo vệ rùa biển, bảo vệ thú biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

Hoặc các nhóm chủ đề: Các giải pháp, ý tưởng để góp phần xây dựng khu bảo tồn biển bền vững; Các hoạt động bảo vệ, tái tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đặc biệt là các loài rùa biển, thú biển; Những ước mơ, hành động cần thiết để có các khu bảo tồn biển phát triển bền vững, các loài nguy cấp, quý, hiếm được tái tạo phát triển…

Bài dự thi gửi qua đường bưu điện ghi rõ: Bài dự thi cuộc thi vẽ tranh ‘‘Bảo tồn biển, bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau” hoặc “Vẽ tranh Bảo tồn biển”.

Nơi nhận bài dự thi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại: Báo Nông nghiệp Việt Nam - Số 14, Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại : 038.605.6904 (anh Phạm Trung Hiếu) hoặc 024.3211.5475 (gặp Tuấn Anh).

Địa chỉ email nhận bài dự thi kỹ thuật số: nmpa.vietnam@gmail.com.

Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 9/11 đến 9/12/2022. Thời gian chấm thi từ ngày 12/12 đến 20/12/2022. Lễ Tổng kết và trao giải thưởng vào ngày 26/12/2022.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm