| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thứ Tư 02/11/2022 , 11:14 (GMT+7)

Nhiều địa phương ở tỉnh Bình Thuận đang quan tâm thực hiện công tác vệ sinh môi trường, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, sạch, đẹp.

Trong 19 tiêu chí quy định theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, vấn đề môi trường và an toàn thực phẩm thuộc tiêu chí 17. Đây là tiêu chí rất cần thiết và quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người người dân. Tuy nhiên vấn đề môi trường ở khu vực nông thôn vẫn đối mặt với nhiều thách thức nguy cơ ô nhiễm nên khó thực hiện trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Empty

Nông thôn mới ở xã Hàm Liêm, huyện Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: KS.

Tại tỉnh Bình Thuận, thời gian qua để đạt tiêu chí về cảnh quan, môi trường, nhiều địa phương đã đầu tư các xe thu gom rác thải để mở rộng việc thu gom rác ở các tuyến đường, cùng với đó vận động người dân nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Điển hình như tại xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc, những tuyến đường chính đông dân cư đã được thực hiện việc thu gom rác hàng tuần.

Ông Nguyễn Ngọc Liêm, Chủ tịch UBND xã Hồng Sơn, cho biết, để tiếp tục cải tạo cảnh quan môi trường trên chặng đường xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, địa phương đã thành lập các tổ thu gom rác thải ở các tuyến đường nhánh, ngõ xóm.  Bên cạnh đó, các thành viên của tổ vận động tuyên truyền người dân nâng cao ý thức giữ vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định và đề nghị địa phương xử phạt nếu vi phạm bỏ rác bừa bãi. Với hiệu quả mang lại đến nay toàn xã có 2 thôn có tổ thu gom rác thải và tiến tới sẽ nhân rộng ra các thôn còn lại.

Tương tự tại xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc vấn đề môi trường đang được địa phương quan tâm, hướng tới giải quyết triệt để, để diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, sạch, đẹp.

Ông Lê Thanh Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Liêm, cho biết, hiện tại vấn đề môi trường địa phương cơ bản đảm bảo, song vẫn chưa giải quyết triệt để. Nhiều người dân vẫn chưa ý thực bảo vệ môi trường bỏ rác, vứt rác không đúng quy định. Nhất là tại khu vực từ cầu Đôi đến cầu Trắng tại Km 4, thuộc quốc lộ 28 và đoạn cầu Suối Cát.

Để giám sát môi trường tại khu vực này, vào tháng 8 vừa qua, chính quyền địa phương đã vận động người dân và doanh nghiệp đóng góp kinh phí lắp đặt 5 camera quan sát, theo dõi. Cùng với đó tổ chức lượng tuần tra, giám sát và tuyên truyền trên đài truyền thanh xã. Từ đó đã bắt được vài trường hợp vi phạm và xử phạt. Vì vậy vấn đề môi trường tại các điểm này, cơ bản đã được giải quyết, giảm hẳn tình trạng vứt rác bừa bãi.

Empty

Xã Hàm Liêm lắp đặt camera giám sát môi trường tại khu vực quốc lộ 28 đoạn qua thôn Thuận Điền. Ảnh: KS.

Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, những năm vừa qua việc triển khai thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm tại trên địa bàn tỉnh đã được các cấp đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể quan tâm. Từ đó đã huy động được nhiều tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.

Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cũng được các sở ngành và địa phương quan tâm, trong đó đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng các mô hình về bảo vê môi trường tại các khu vực nông thôn. Các địa điểm được lựa chọn để xây dựng mô hình, tổ chức tập huấn tập trung chủ yếu vào các xã bị ô nhiễm môi trường và các xã điểm xây dựng nông thôn mới với mục đích tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên và người dân nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường.

Ngoài ra hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh tại các khu vực nông thôn; đồng thời yêu cầu các cơ sở phải đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đi vào hoạt động chính thức, nhất là đối với các trang trại chăn nuôi heo, cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, giai đoạn 2016-2020, việc cấp nước sạch nông thôn cũng được tỉnh quan tâm đầu tư đưa vào sử dụng nhiều công trình cấp nước khu vực nông thôn. Theo đó, toàn tỉnh đưa vào sử dụng 60 công trình cấp nước khu vực nông thôn/65 công trình cấp nước toàn tỉnh, với tổng công suất thiết kế 64.265 m3/ngày/đêm. Hiện có 98,5% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh và có 62,5% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số có khoảng 90% số hộ tại các xã thuần và thôn xen ghép được sử dụng nguồn nước sạch từ các công trình cấp nước. Đến cuối năm 2021, toàn tỉnh Bình Thuận có 69/93 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Biến rác thải thành điểm tham quan hấp dẫn

QUẢNG NINH HTX Green Life Hạ Long đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lối sống xanh của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến với Quảng Ninh.

5 điểm bán sản phẩm OCOP phục vụ giỏ quà tết tại Kiên Giang

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đến nay đã thành lập được 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, với hàng trăm giỏ quà tết được tiêu thụ mỗi ngày.

Bình luận mới nhất