| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ rừng cần có sự tham gia của người dân bản địa

Thứ Năm 25/11/2021 , 09:18 (GMT+7)

Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và động vật hoang dã rất cần có sự tham gia của người dân lẫn tăng cường tuần tra rừng của cộng đồng.

Ngày 24/11, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học – VFBC do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã tổ chức hội thảo về Tăng cường sự tham gia của cộng đồng chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và động vật hoang dã.

Cuộc hội thảo diễn ra tại trụ sở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) với sự tham gia của các cơ quan, sở, ngành tỉnh Lâm Đồng.

Bảo vệ rừng và các loài động vật hoang dã cần có sự tham gia của người dân, cộng đồng. Ảnh: N.Quyên.

Bảo vệ rừng và các loài động vật hoang dã cần có sự tham gia của người dân, cộng đồng. Ảnh: N.Quyên.

Theo VFBC, tỉnh Lâm Đồng tham gia thực hiện Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học thuộc của VFBC và Bộ NN-PTNT triển khai trong thời gian từ năm 2021 đến 2025. Mục tiêu của hợp phần là góp phần duy trì và tăng cường chất lượng rừng, bảo vệ và giữ ổn định số lượng quần thể các loài hoang dã ở các Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Quyên, Quản lý tiểu hợp phần Giảm cầu tiêu thụ động vật hoang dã (VFBC) cho biết, để bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý hiếm và bảo tồn sinh cảnh hiệu quả trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, VFBC hướng đến các mô hình quản lý rừng và bảo vệ động vật hoang dã có sự tham gia của người dân, tăng cường hiệu quả tuần tra rừng của cộng đồng và thực thi pháp luật để ngăn chặn săn bẫy thú, tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật tại địa bàn.

Dự án VFBC hướng đến hỗ trợ thành lập các nhóm bảo tồn cộng đồng để bảo vệ rừng và động vật hoang dã. Ảnh: N.Quyên.

Dự án VFBC hướng đến hỗ trợ thành lập các nhóm bảo tồn cộng đồng để bảo vệ rừng và động vật hoang dã. Ảnh: N.Quyên.

"Các mục tiêu da dạng sinh học sẽ không thể đạt được nếu không có sự tham gia của người bản địa và cộng đồng địa phương - những người chủ trông coi vùng đất của họ", bà Nguyễn Thị Quyên nói và cho biết thêm, với mục đích khuyến khích sự tham gia và sáng kiến cộng đồng chung tay bảo vệ rừng, Dự án sẽ hỗ trợ thành lập các nhóm bảo tồn cộng đồng và xây dựng năng lực để các nhóm này thực hiện các hoạt động truyền thông cấp cộng đồng về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và động vật hoang dã.

Tại cuộc hội thảo, các đại biểu tham dự cũng tán thành với VFBC về các giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và động vật hoang dã. Đặc biệt là đề cao vai trò của cộng đồng và các đơn vị liên quan trong vấn đề quản lý, bảo vệ.

Ông Lê Văn Hương, Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà cho hay, việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và động vật hoang dã là điều thiết thực. Khi đi vào hoạt động, nhóm cộng đồng sẽ góp phần nâng cao nhận thức và tiếp tục kêu gọi sự tham gia của cộng đồng chung tay vào bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, động vật hoang dã.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.