| Hotline: 0983.970.780

Bất chấp Covid-19, Trung Quốc vẫn đạt 650 triệu tấn lương thực

Thứ Năm 24/09/2020 , 11:24 (GMT+7)

Bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19, dự kiến tổng sản lượng lương thực của Trung Quốc năm 2020 vẫn sẽ duy trì mức ở mốc 650 triệu tấn.

Nông dân tỉnh Hồ Bắc thu hoạch lúa vụ hè hôm đầu tháng 9/2020. Ảnh: Chinadaily

Nông dân tỉnh Hồ Bắc thu hoạch lúa vụ hè hôm đầu tháng 9/2020. Ảnh: Chinadaily

Như vậy đây sẽ là năm thứ sáu liên tiếp quốc gia đông dân số nhất hành tinh và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được mùa, xóa tan những lo ngại hồi đầu năm về nguy cơ mất an ninh lương thực do đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi sản xuất.

Wang Wenjun, một nông dân đang chuẩn bị thu hoạch lúa ở Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc cho biết, hộ gia đình ông canh tác 5,7 ha lúa với năng suất dự kiến ​​sẽ đạt 51 tấn trong những tuần tới. Ngoài ra, ông Wang cũng sắp thu hoạch vụ khoai lang thu với 2,7 ha, nhiều hơn gấp ba lần diện tích năm ngoái.

Nông dân tỉnh Hà Bắc nuôi cua xen ruộng lúa hữu cơ theo phương thức nông nghiệp sinh thái để nâng cao thu nhập. Ảnh: Tân Hoa Xã

Nông dân tỉnh Hà Bắc nuôi cua xen ruộng lúa hữu cơ theo phương thức nông nghiệp sinh thái để nâng cao thu nhập. Ảnh: Tân Hoa Xã

Tỉnh Hồ Bắc chính là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 hồi đầu năm nay và cũng là vựa sản xuất lương thực trọng điểm ở Trung Quốc nhìn chung năm nay đều được mùa, bất chấp dịch bệnh. Theo giới chức địa phương, tổng sản lượng ngũ cốc vụ hè năm nay đạt 4,7 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu của Cục Thống kê Trung Quốc cho biết, tổng sản lượng lương thực toàn quốc vụ thu hoạch hè năm nay đã cán mốc 142 triệu tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó các loại ngũ cốc chính như gạo, ngô và đậu tương đều được mùa và dự kiến sẽ là năm thứ sáu liên tiếp duy trì ở mức 650 triệu tấn.

An ninh lương thực luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu ở Trung Quốc khi trong năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình liên tục có các chuyến thị sát tình hình sản xuất tại các địa phương. Phát biểu với nông dân trong một chuyến đi thăm đồng vào tháng 7 tại tỉnh Cát Lâm, ông Tập đã kêu gọi chính quyền địa phương phải cố gắng hết sức để đảm bảo một vụ thu hoạch tốt.

Nông dân tỉnh Hà Bắc nuôi cua xen ruộng lúa hữu cơ theo phương thức nông nghiệp sinh thái để nâng cao thu nhập. Ảnh: Tân Hoa Xã

Nông dân tỉnh Hà Bắc nuôi cua xen ruộng lúa hữu cơ theo phương thức nông nghiệp sinh thái để nâng cao thu nhập. Ảnh: Tân Hoa Xã

Sau nhiều thập kỷ nỗ lực, nhiều năm qua Trung Quốc đã tự túc được nguồn cung lương thực và vấn đề an ninh lương thực ngày càng được cải thiện. Hiện tỷ lệ lương thực bình quân trên đầu người ở Trung Quốc đã đạt 470 kg, cao hơn mức tiêu chuẩn quốc tế về an ninh lương thực là 400 kg.

Nông dân tỉnh Hà Bắc nuôi cua xen ruộng lúa hữu cơ theo phương thức nông nghiệp sinh thái để nâng cao thu nhập. Ảnh: Tân Hoa Xã

Nông dân tỉnh Hà Bắc nuôi cua xen ruộng lúa hữu cơ theo phương thức nông nghiệp sinh thái để nâng cao thu nhập. Ảnh: Tân Hoa Xã

Li Jianjun, quan chức ngành nông nghiệp Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc cho biết, thành phố dự kiến dự kiến sẽ có một vụ thu hoạch bội thu sắp tới, với tổng sản lượng lương thực dự kiến ​​là 1,3 triệu tấn, tăng hơn 6% so với năm ngoái. Có được thành quả này là nhờ việc thực hiện một loạt các giải pháp chống lại tác động của đại dịch, bao gồm cải thiện dịch vụ giúp nông dân tiếp cận kịp thời với phân bón, thuốc trừ sâu và máy móc.

Điều đáng nói là chỉ với 9% diện tích đất canh tác trên thế giới, giờ đây Trung Quốc đã có thể tự đảm bảo được “cái ăn”- nuôi sống được gần 20% dân số thế giới.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc Hàn Trường Phú cho biết, mặc dù liên tiếp được mùa trong những năm gần đây, nhưng vụ mùa bội thu năm nay có ý nghĩa đặc biệt do những khó khăn của đại dịch Covid-19.

Theo ông Hàn, do đại dịch vẫn đang tiếp diễn tác động to lớn đến thương mại lương thực toàn cầu, cùng với sự xuất hiện của các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán nghiêm trọng, cũng như các dịch hại như châu chấu sa mạc đã tàn phá ở hơn 20 quốc gia. Do đó thế giới vẫn hiện hữu nguy cơ một cuộc khủng hoảng lương thực trên diện rộng.

“Giá lúa mì và ngô ở trong nước năm nay có tăng nhẹ so với năm ngoái nhưng đây là biến động bình thường và sẽ không ảnh hưởng lớn đến thị trường”, ông Hàn nói, đồng thời kêu gọi nhân dân cần thực hiện các biện pháp giảm lãng phí thực phẩm.

Giới chuyên gia nhận định, mặc dù Trung Quốc đảm bảo đủ nguồn cung lương thực trong nước đối với các loại ngũ cốc chính như gạo và lúa mì, tuy nhiên nước này vẫn sẽ tiếp tục phải nhập khẩu đậu nành để sử dụng làm dầu ăn và thức ăn chăn nuôi.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm