| Hotline: 0983.970.780

Bát nháo thị trường thức ăn chăn nuôi Tây Nguyên

Thứ Ba 30/06/2020 , 08:25 (GMT+7)

Hàng loạt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cửa hàng thức ăn chăn nuôi bị phát hiện vi phạm, cung ứng sản phẩm kém chất lượng.

Người chăn nuôi sẽ thêm khốn khó nếu mua phải thức ăn chăn nuôi kém chất lượng. Ảnh: Đức Trung.

Người chăn nuôi sẽ thêm khốn khó nếu mua phải thức ăn chăn nuôi kém chất lượng. Ảnh: Đức Trung.

Theo tài liệu của chúng tôi, thời gian vừa qua nhiều nông dân phản ánh giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng liên tục, nên chăn nuôi không có lời lãi bao nhiêu, thậm chí “lỗ chổng vó” do chi phí rất lớn về TĂCN.

Chính vì thế không ít nông dân đã phản ánh tình trạng TĂCN có biểu hiện kém chất lượng nên cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra.

Quả thực, tại Đăk Lăk, cơ quan chức năng đã phát hiện ra hàng loạt sản phẩm TĂCN kém chất lượng và xử phạt nghiêm theo quy định.

Cụ thể: Bị phạt nặng nhất lên tới 17,5 triệu đồng là hộ kinh doanh Vũ Văn ở xã Toàn Thắng, thị trấn Ea Pôk, huyện Cư Mgar.

Tương tự, cơ quan chức năng cũng phát hiện và phạt hành chính tới 15 triệu đồng đối với hộ kinh doanh Nguyễn Thị Vui ở buôn Niêng 1, xã Ea Nuôi, huyện Buôn Đôn về hành vi kinh doanh TĂCN kém chất lượng.

Cụ thể, qua kiểm tra tại cửa hàng Nguyễn Thị Vui phát hiện kinh doanh sản phẩm thức ăn đậm đặc cho heo thịt Standard 5938 của Công ty Cổ phần Danich Agri Việt Nam (địa chỉ tại lô K2, đường số 8, KCN Dầu Giây, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) có hàm lượng định lượng 2 chất chính là: Protein và Lysine thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 10% so với tiêu chuẩn công bố được ghi trên nhãn hàng hóa.

Sản phẩm thức ăn đậm đặc cho heo thịt Standard 5938 được Công ty Danich Agri Việt Nam sản xuất ngày 26/11/2018 có hạn sử dụng 60 ngày.

Bị phạt 4 triệu đồng là hộ kinh doanh Nguyễn Bá Vương ở thôn Phước Thọ, xã Ea Phê, huyện Krông Păk bán sản phẩm TĂCN Gluco – K - C bổ dưỡng tăng lực.

Theo đó, cơ quan chức năng phát hiện tại cửa hàng Nguyễn Bá Vương kinh doanh thức ăn chăn nuôi Gluco - K - C bổ dưỡng tăng lực của Công ty Cổ phần Hùng Nguyên (KCN huyện Mỹ Hòa, Hưng Yên) sản xuất ngày 21/6/2018 hạn sử dụng 2 năm có chỉ tiêu Vitamin K3 có giá trị sử dụng, công dụng không đúng như công bố hoặc đăng ký (không đạt chất lượng).

Đặc biệt, cơ quan chức năng Đăk Lăk còn phát hiện tới 2 sản phẩm TĂCN cuả Công ty CP đầu tư liên doanh Việt Anh ở Cụm công nghiệp Liên Phương, huyện Thường Tín, Hà Nội kém chất lượng được bày bán.

Cụ thể: Phạt 4 triệu đồng đối với hộ kinh doanh Văn Dung ở số 2 đường C, thôn 2, xã Cư Ea Bur, TP Buôn Ma Thuột về hành vi kinh doanh thức ăn chăn nuôi ADEB Complex của Công ty Việt Anh sản xuất ngày 4/9/2018 có hạn sử dụng 2 năm.

Qua phân tích, thức ăn chăn nuôi ADEB Complex có chỉ tiêu vitamin A có công dụng không đúng với công ty đã công bố hoặc đăng ký.

Tiếp đó là hộ kinh doanh Hoàng Thị Minh Lý ở thôn 6, xã Ea Đar, huyện Ea Kar cũng bị phạt 4 triệu đồng vì kinh doanh sản phẩm TĂCN kém chất lượng của Công ty Việt Anh.

Cơ quan chức năng xác định, sản phẩm thức ăn chăn nuôi Super ACEMIN của Công ty Việt Anh sản xuất ngày 24/8/2018 có hạn sử dụng 2 năm có chỉ tiêu vitamin A không đúng công dụng đã công bố hoặc đăng ký (kém chất lượng).

Đặc biệt, cơ quan chức năng phạt thêm 8 triệu đồng đối với hộ kinh doanh Hoàng Thị Minh Lý nói trên về hành vi kinh doanh TĂCN nhãn hiệu Sun Provit của Công ty CP Thuốc thú y SVT Thái Dương có địa chỉ tại tổ 61 thị trấn Đông Anh, Hà Nội.

Cơ quan chức năng cho biết, qua kiểm tra sản phẩm thức ăn chăn nuôi Sun Provit cho thấy chỉ tiêu vitamin A có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với đăng ký hoặc công bố trên bao bì (kém chất lượng).

Thị trường thức ăn chăn nuôi hiện nay, nhiều doanh nghiệp cung ứng sản phẩm kém chất lượng. Ảnh: Đỗ Quyên.

Thị trường thức ăn chăn nuôi hiện nay, nhiều doanh nghiệp cung ứng sản phẩm kém chất lượng. Ảnh: Đỗ Quyên.

Cơ quan chức năng các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục thanh, kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh TĂCN trên địa bàn để xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm qua đó “thanh lọc” thị trường TĂCN giúp nông dân tiếp cận được các sản phẩm có chất lượng.

Tại Đăk Nông, cơ quan chức năng cũng phát hiện hàng loạt doanh nghiệp có dấu hiệu gian dối, “móc túi” nông dân qua việc cung ứng các sản phẩm không đạt chất lượng.

Cụ thể: Phạt hàng chính cửa hàng Lê Thị Tám (thôn 6, xã Đăk Ru, huyện Đăk R’lấp) về hành vi buôn bán TĂCN hỗn hợp dành cho vịt chạy đồng, vỗ béo. Đó là sản phẩm thức ăn hỗn hợp dành cho vịt chạy đồng Phát Đạt – 224V.

Qua kiểm tra phát hiện sản phẩm TĂCN Phát Đạt – 224V có hàm lượng protein thấp hơn mức tối thiểu từ 10-20% so với tiêu chuẩn đã được công ty công bố.

Ngoài ra, hàm lượng Lysine của Phát Đạt – 224V có tổng số thấp hơn mức tối thiểu từ 20 đến dưới 30% (phân tích).

Tiếp đó, cơ quan chức năng phạt hộ kinh doanh Lê Thị Cúc ở tổ 4, phường Nghĩa Trung, TP Gia Nghĩa về hành vi kinh doanh TĂCN kém chất lượng.

Đó là sản phẩm thức ăn hỗn hợp dùng cho gà thịt, nuôi công nghiệp giai đoạn 29-45 ngày tuổi có tên thương mại là 9902 và sản phẩm thức ăn hỗn hợp dùng cho gà thịt lông màu từ 1 ngày đến xuất chuồng có tên thương mại 929.

Về sản phẩm thức ăn hỗn hợp dùng cho gà thịt 9902 qua kiểm tra chất lượng cho thấy có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn mức tối thiểu dưới 5% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên bao bì.

Riêng sản phẩm thức ăn hỗn hợp dùng cho gà thịt lông màu từ 1 ngày đến xuất chuồng có tên thương mại 929 cơ quan chức năng cũng phát hiện kém chất lượng khi sản phẩm này có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng thấp hơn mức tối thiểu dưới 5% so với tiêu chuẩn đã công bố.

NNVN sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vấn đề này.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

WinCommerce hướng đến mục tiêu 4.000 cửa hàng vào cuối 2024

Ngày 25/4/2024 tại TP.HCM, Công ty CP Tập đoàn Masan và hai công ty thành viên Masan Consumer, Masan MEATLife đồng tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024.

Bình luận mới nhất