| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre khống chế được bệnh viêm da nổi cục

Thứ Sáu 01/04/2022 , 15:05 (GMT+7)

Sau thời gian tích cực phòng và điều trị, Bến Tre đã khống chế được bệnh viêm da nổi cục, mọi hoạt động mua bán gia súc hiện đã diễn ra bình thường.

Bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò khởi phát đầu tiên ở Bến Tre tháng 8/2021. Ảnh: Minh Đảm.

Bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò khởi phát đầu tiên ở Bến Tre tháng 8/2021. Ảnh: Minh Đảm.

Theo Sở NN-PTNT Bến Tre, kể từ cuối tháng 1/2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh không phát sinh ca bệnh viêm da nổi cục mới.

Đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức tiêm phòng vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục được hơn 87% so với tổng đàn. Trong đó, vùng có dịch tiêm đạt trên 90%. Công tác phun hóa chất tiêu độc môi trường chăn nuôi được thực hiện đồng bộ trên diện rộng.

Tuy nhiên, bệnh viêm da nổi cục vẫn có nguy cơ tái phát do mầm bệnh vẫn còn lưu hành ngoài môi trường. Bên cạnh đó, chăn nuôi trâu bò còn dạng nhỏ lẻ chưa áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, thời tiết nắng nóng, hạn mặn... ảnh hưởng đến sức khỏe đàn vật nuôi.

Bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò ở tỉnh Bến Tre khởi phát từ tháng 8/2021 tại xã Phú Lễ, huyện Ba Tri. Sau đó, bệnh lây lan ra tại 53 xã thuộc 8 huyện, thành phố trong tỉnh với hơn 830 con bò bị nhiễm bệnh. Trong đó, có 226 con bò bị chết và bị tiêu hủy để khống chế mầm bệnh lây lan.

Hiện tỉnh Bến Tre có đàn bò thương phẩm hơn 200.000 con, dẫn đầu vùng ĐBSCL. Đáng chú ý, đàn bò Ba Tri đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ khoa học và Công nghệ) trao chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa “Bò Ba Tri”. Đây là nhãn hiệu bò đầu tiên của ĐBSCL có chất lượng và giá trị kinh tế cao, tạo động lực để ngành chăn nuôi bò ở tỉnh Bến Tre phát triển.

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.