| Hotline: 0983.970.780

Bệnh viêm da nổi cục diễn biến phức tạp

Thứ Ba 01/06/2021 , 15:39 (GMT+7)

Bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò đang phát triển và có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương của tỉnh Tuyên Quang, nguy cơ thiệt hại cho người chăn nuôi.

Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu chăn nuôi, tiêm phòng vacxin kịp thời là giải pháp tốt nhất được ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang khuyến cáo để phòng chống bệnh viêm da nổi cục. Ảnh: Đào Thanh.

Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu chăn nuôi, tiêm phòng vacxin kịp thời là giải pháp tốt nhất được ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang khuyến cáo để phòng chống bệnh viêm da nổi cục. Ảnh: Đào Thanh.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tuyên Quang, hiện bệnh viêm da nổi cục đã lây lan, phát sinh tại 203 hộ của 57/138 xã trên địa bàn tỉnh. Kể từ đầu tháng 5 đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang đã tăng 42 xã có trâu, bò mắc bệnh. Như vậy có thể thấy tình hình dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp.

Những địa phương có số trâu, bò bị bệnh viêm da nổi cục nhiều nhất của tỉnh Tuyên Quang hiện nay gồm: Xã Minh Quang, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa; xã Hợp Thành, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương; xã Thượng Lâm, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình…

Trước thực trạng bệnh viêm da nổi cục diễn biến phức tạp và có chiều hướng lan rộng, ngành NN-TPNT tỉnh Tuyên Quang để nghị UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ đàn gia trâu, bò tại thôn, xóm, bản, hộ chăn nuôi, đảm bảo phát hiện kịp thời dịch bệnh ngay khi mới phát sinh, tổ chức xử lý triệt để không để dịch bệnh lây lan.

Tại huyện Lâm Bình, từ ngày 27/4 đến ngày 17/5 trên địa bàn huyện đã có 29 con trâu, bò; trong đó có 3 con trâu, 26 con bò mắc bệnh viêm da nổi cục. Cụ thể tại các xã Thượng Lâm có 7 con; xã Khuôn Hà 5 con; xã Lăng Can 6 con; xã Phúc Yên 4 con; xã Bình An 4 con và xã Hồng Quang 3 con.

Sau khi có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm dương tính với bệnh viêm da nổi cục, Phòng NN-PTNT huyện Lâm Bình phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, UBND các xã hướng dẫn hộ dân nuôi nhốt cách ly gia súc bệnh theo quy định.

Ông Trần Văn Chung, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Lâm Bình cho biết, ngay sau khi phát hiện các ổ dịch viêm da nổi cục, UBND các xã có dịch đã tiến hành phun khử trùng vệ sinh môi trường, vệ sinh, chuồng trại, khu vực chăn nuôi, phòng chống bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và các bệnh khác. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã cung cấp cấp 60 lít thuốc khử trùng. Trong đó, xã Thượng Lâm 12 lít, Khuôn Hà 12 lít, Phúc Yên 12 lít, Hồng Quang 12 lít, Bình An 12 lít.

Phòng NN-PTNT huyện cũng phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, UBND các xã đã thực hiện tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục được 441 liều, trong đó xã Thượng Lâm 255 liều, xã Khuôn Hà 30 liều, xã Lăng Can 86 liều, xã Bình An 10 liều và xã Hồng Quang 60 liều.

Để khống chế hiệu quả dịch bệnh viêm da nổi cục cùng việc thực hiện nghiêm túc tiêu độc khử trùng, khoanh vùng dập dịch; tiêm vacxin phòng bệnh, ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và người dân về cách phòng, chống, khống chế bệnh.

Như vậy vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch theo đúng hướng dẫn, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, đồng thời có giải pháp phát triển đàn ở những nơi không có dịch. Đến nay, toàn tỉnh đã có 3 xã công bố hết dịch gồm xã Nhân Mục, huyện Hàm Yên, xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn và thị trấn Na Hang, huyện Na Hang.

Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang cho biết, tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục hiện nay do thời tiết diễn biến phức tạp nên nguy cơ tái phát sinh và lây lan bệnh rất cao. Ngành NN-PTNT tỉnh yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc mua, bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm; thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy định công tác kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra ngoài tỉnh.

Ngành NN-PTNT tỉnh cũng hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường theo dõi đàn gia súc, gia cầm; áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; hằng ngày vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc, khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; có biện pháp ngăn chặn, tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh.

Xem thêm
Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Trường Sơn Bio tái tạo nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

ĐBSCL Mục tiêu của TSBIO giúp tái sinh nền đất, cải tạo môi trường nông nghiệp, sản sinh ra các sản phâm nông nghiệp hữu cơ, không còn tồn dư của các loại thuốc BVTV.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất