| Hotline: 0983.970.780

Bếp ăn tình thương 20 năm chưa một lần tắt lửa

Chủ Nhật 18/08/2019 , 07:01 (GMT+7)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước đã trở thành cứu cánh cho hàng vạn mảnh đời. Thấm thoắt 20 năm đã trôi qua, cái bếp ăn ấy chưa một lần tắt lửa.

Hạnh phúc vì đã làm một việc ý nghĩa

Bà Bùi Thị Sáu, 71 tuổi, quê ở xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập, chỉ vào bên trong bếp, nơi có khoảng 20 phụ nữ mặc áo đồng phục, đang tất bật chuẩn bị nấu nướng, nói: “Trưởng nhóm nấu ăn trong bếp hôm nay là cô Hợp. Cậu muốn gặp để tôi vào nói cho”. Xong bà quày quả đứng lên. Mấy phút sau, bà quay ra, dẫn theo một người phụ nữ còn trẻ. Chị nhìn tôi rồi giới thiệu tên Đoàn Thị Bích Hợp, nhóm trưởng nhóm thiện nguyện.

13-53-22_nh_3
Bà Bùi Thị Sáu, người nuôi chồng chạy thận 9 năm nay, mỗi khi rảnh lại xuống bếp phụ việc.
13-53-22_nh_1
Mỗi ngày, bếp ăn tình thương tất bật từ sáng sớm đến tối khuya, chuẩn bị hàng trăm suất cơm cho bệnh nhân và người nghèo.

Chị Hợp cho biết, nhóm thiện nguyện của chị lấy tên là “Gia đình thể thao”, vì các thành viên trong nhóm đều là cán bộ, công chức, viên chức của Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Bình Phước. Nhóm thành lập và hoạt động được khoảng 1 năm nay.

“Nhóm mình mỗi tháng 2 lần nấu, mỗi suất ăn như vậy khoảng 20 ngàn. Thực đơn hôm sau sẽ căn cứ vào thực đơn của nhóm hôm trước nhằm đổi món, nhưng phải đảm bảo đầy đủ các món thịt, cá, rau, củ, quả, làm sao cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn cho bệnh nhân.

Mỗi lần đi chợ hết khoảng 4 triệu đồng, có khi hơn. Kinh phí chia đều cho các thành viên trong nhóm. Mọi người chủ yếu làm việc trong cơ quan nhà nước nên chỉ có thể tham gia bếp cơm vào những thứ 7 và Chủ nhật. Thực đơn hôm nay gồm có đậu phụ, thịt heo, tôm, rau và bí đỏ”, chị Hợp cho biết.

13-53-22_nh_5
Hàng trăm bệnh nhân xếp hàng nhận suất cơm từ thiện.

Gần 11 giờ trưa, khi việc nấu nướng vừa xong, chẳng ai báo, đã có khoảng 300 người, gồm bệnh nhân và thân nhân của họ, xếp hàng nhận phần cơm. Những người già, phụ nữ bế con nhỏ trên tay được ưu tiên lấy trước. Khà nhiều người bệnh ngồi xe lăn, chống nạng, nhưng không có người thân đi cùng, đã được các thành viên trong nhóm thiện nguyện giúp đỡ. Ngoài những suất cơm trưa và cơm tối, mỗi ngày, bếp cơm tình thương còn cung cấp cháo buổi sáng, nước sôi, nước lọc miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Chị Huỳnh Thị Ngọc Dung, thành viên trong nhóm chia sẻ: “Dù khá bận việc cơ quan, gia đình, nhưng mình vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để tham gia với mọi người. Mỗi ngày nấu số lượng suất ăn rất lớn, nên lớn vất vả từ sáng sớm đến hết ngày, luôn chân luôn tay. Sáng sớm lo đi chợ, về chuẩn bị thực đơn, nấu xong phát cho người bệnh, họ ăn là mình lại chuẩn bị nấu bữa chiều, đến tối mịt mới xong. Mệt thì mệt, nhưng nhìn họ ăn ngon lành, mọi người thấy vui”.
 

Ấm lòng

Bị bệnh thận từ hơn 2 năm nay, ông Mai Văn Hùng, nhà ở Phước Long, là một trong những bệnh nhân ăn cơm từ thiện từ những ngày đầu nhập viện, xúc động nói: “Tôi chẳng may bị bệnh thận, phải lên nằm viện chạy thận từ hai năm nay. Tiền bạc đổ hết vào bệnh, nên ngày càng kiệt quệ. Nếu không có cái bếp từ thiện này, mỗi ngày 3 bữa, sáng, trưa, tối, thì chắc còn khó khăn bội phần”.

Ngồi trên chiếc xe lăn cũ với một chân bị cưa, được một cậu bé đưa đi nhận cơm, bà Nguyễn Thị Lượm, năm nay 65 tuổi, bệnh nhân đang điều trị tiểu đường, cũng rưng rưng xúc động khi được hỏi thăm.

13-53-22_nh_6
Bà Nguyễn Thị Lượm, một trong những bệnh nhân có “thâm niên” ăn cơm từ thiện lâu nhất ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước.

Bà nói: “Tôi bị bệnh tiểu đường từ 23 năm nay rồi. Con cái đứa nào cũng nghèo, phải đi làm ăn xa, nên tôi lên đây nằm chỉ có một thân 1 mình, có thằng cháu này thỉnh thoảng chạy đi chạy về, đỡ đần chút đỉnh. Cả chục năm qua, cũng nhờ cơm từ thiện. Không biết nói gì hơn, tôi chỉ biết nói cảm ơn họ rất nhiều chứ không thì không biết như thế nào”.

Thấy một người phụ nữ địu theo con nhỏ chưa đầy 2 tuổi, chúng tôi lại hỏi thăm, chị cho biết tên Thị Nê (người dân tộc S’tiêng), nhà ở xã Bom Bo, huyện Bù Đăng. Chồng chị đi lượm điều thuê về thì bị xe máy tông gãy chân, đang nằm điều trị được 1 tuần nay.

“Nhà không có tiền, xuống đây người ta bảo không có tiền thì cứ ra bếp xin cơm từ thiện ăn, không mất tiền. Cơm nhà bếp từ thiện nấu ăn ngon hơn nhà nấu nữa”, nghe chị thật thà, nhiều người bật cười.

Bà Bùi Thị Sáu, người tôi gặp ban đầu, kể, chồng bà (ông Nguyễn Văn Đa, 72 tuổi), bị bệnh thận, nằm viện chạy thận 9 năm nay, và cũng ngót nghét 9 năm, vợ chồng bà ăn com từ thiện. Sau đó, bà cảm thấy cần phải góp chút công sức cho bếp, nên mỗi khi rảnh là bà lại vào bếp phụ các công việc lặt vặt. Mỗi khi về quê, có rau củ, khoai, sắn gì, bà lại hì hục mang lên cho bếp, nấu chín rồi chia cho bệnh nhân.

“Vợ chồng tôi mang ơn bếp ăn từ thiện này, nên góp được chút công sức nào, tôi không nề hà”, bà Sáu nói.

Tính đến nay, bếp cơm tình thương này đã gần 20 tuổi, mỗi ngày cung cấp khoảng 600 suất ăn (2 bữa chính chưa tính ăn sáng, nước uống), miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Ông Hồ Văn Nhật, người sáng lập bếp cơm tình thương, kể: “Những năm đầu mới tái lập tỉnh (năm 1997), Bình Phước nghèo lắm, đường sá đi lại khó khăn, bệnh tật, dịch sốt rét hoành hành... Khi bị bệnh, gia đình nghèo khó, nhiều bà con người đồng bào dân tộc thiểu số không biết lấy gì mà ăn nên nhiều người đã trốn viện, bỏ về. Có khi chỉ một người bị bệnh nhưng họ mang cả gia đình xuống ở tại bệnh viện, nhóm bếp nấu ăn thì bệnh viên không cho phép. Trước khó khăn của bà con, chúng tôi đã có ý tưởng thành lập bếp cơm tình thương để hỗ trợ bệnh nhân nghèo”.

13-53-22_nh_8
Ông Hồ Văn Nhật (đứng cạnh bệnh nhân Nguyễn Thị Lượm), người sáng lập bếp cơm tình thương.

“Nguồn lực duy trì bếp từ đâu?”, tôi hỏi. Ông đáp: “Ban đầu thì từ cá nhân tôi là chính. Sau này, bạn bè, người thân tham gia hỗ trợ. Những năm đầu, có những lúc. Tưởng không thể duy trì bếp, nhưng nhìn hoàn cảnh bi đát của hàng trăm người nghèo nằm viện, không đành lòng buông xuôi. Cũng may là khó khăn rồi cũng qua. Đến bây giờ thì bếp ăn cũng nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nguồn, bằng nhiều hình thức, Trong đó, các tổ chức nhà nước trên địa bàn tỉnh tổ đóng góp ngày công, đến phục vụ bà con rất tốt. Đến nay đã có 15 nhóm thiện nguyện tham gia đóng góp ngày công cho bếp”.

Tôi ra về, trong lòng thấy ấm áp. “Ấm áp” vì vừa thấy thêm một nét đẹp nữa của đời thường trên bước đường tác nghiệp. Và “ấm áp” vì sau khi nói chuyện xong, tôi quyết định xin một suất cơm từ thiện bằng cách xếp hàng với các bệnh nhân để nhận. “Bệnh nhân nghèo mà được hỗ trợ suất ăn miễn phí như thế này thì quá tốt rồi”, đó là cảm nhận của tôi sau khi ăn xong.

“Bình Phước là tỉnh nghèo trong khu vực, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Có đến 41 dân tộc anh em chung sống trên địa bàn tỉnh, trong đó, phần lớn là đồng bào S’tiêng nghèo. Nhiều năm qua, tỉnh đã và đang nỗ lực giảm nghèo, nhưng số hộ nghèo vẫn còn khá nhiều, nhất là các vùng sâu cùng xa. Vì thế, việc bếp ăn tình thương trong bệnh viện “đỏ lửa” gần 20 năm qua, là một nỗ lực rất lớn của những tấm lòng thiện nguyện, giúp cộng đồng, góp phần chia sẻ gánh nặng cho những người bệnh nhân nghèo”, một lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước.

(Kiến thức gia đình số 33)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm