| Hotline: 0983.970.780

Biến đổi khí hậu - ‘cái nôi’ sản sinh những siêu bão chết chóc

Thứ Sáu 21/09/2018 , 10:30 (GMT+7)

Khi nhiệt độ các đại dương tăng theo cùng với sự nóng lên toàn cầu, các cơn bão nhiệt đới đe dọa vùng ven biển Đông Á và Đại Tây Dương sẽ được gia tăng sức mạnh, gây thiệt hại nặng nề hơn.

Với việc siêu bão Mangkhut – một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ Hong Kong – càn quét khu vực Đông Á và bão Florence tiến vào Mỹ từ bờ đông, các nhà khoa học một lần nữa phải lên tiếng cảnh báo những thiên tai tương tự sẽ ngày càng phổ biến trong tương lai.

09-23-17_1
Người dân ở Lumberton, bang North Carolina, Mỹ, sơ tán khỏi một khu vực bị lụt do bão Florence gây ra hôm 15/9

“Mặt biển ấm giúp tăng cường sức mạnh cho các cơn bão nhiệt đới”, Xie Shang-ping, nhà khoa học môi trường tại Đại học California, thành phố San Diego, bang California, Mỹ. nói. “Mùa hè năm nay, nhiệt độ mặt biển tại nhiều khu vực trên thế giới ấm bất thường, ảnh hưởng từ chiều hướng nhiệt độ toàn cầu tăng”.

Đài quan trắc Hong Kong cho biết các siêu bão – cấp mạnh nhất – hiện đã nhiều hơn một chút so với trong giai đoạn 1961 – 2010. Trong năm nay, có 4 cơn bão – Jelawat, Maria, Jebi và Mangkhut – đã đạt cấp siêu bão tại phía bắc Thái Bình Dương và trên Biển Đông.

Siêu bão là những cơn bão nhiệt đới với sức gió tối đa ít nhất 185 km/h, tương đương với một cơn bão cấp 5 ở khu vực Đại Tây Dương, biển Caribbe.

Hồi tháng 5, Cơ quan Khí tượng và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cảnh báo vùng bắc Đại Tây Dương sẽ đón nhận một mùa bão trên mức bình thường trong năm nay. Khu vực này năm ngoái cũng đã hứng chịu nhiều cơn bão mạnh như Harvey, Irma, gây thiệt hại cao kỷ lục.

Florence, cơn bão lớn đầu tiên trong năm nay, đổ bộ các bang ở bờ đông Mỹ hom 14/9 với cảnh báo từ Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ là “tạo ra mối đe dọa chết người”.

Biển đổi khí hậu giúp bão mạnh lên có thể được lý giải dựa trên cách bão nhiệt đới hình thành trên các đại dương, Xie nói.

Bão giống như một động cơ khổng lồ dùng không khí ấm và ẩm làm nhiên liệu. Do đó, chúng chỉ hình thành trên những vùng biển ấm gần đường xích đạo.

Khí ấm và ẩm trên đại dương thường bốc lên từ gần mặt biển, tạo một vùng áp suất không khí thấp. Tình trạng này khiến không khí xoáy lại do những vùng áp suất không khí cao hơn sẽ bị đẩy vào vùng có áp suất thấp hơn.

Chỉ có khoảng 10% những xoáy trên phát triển thành bão với sức gió 118 km/h hoặc hơn, theo Cơ quan Khí tượng Trung Quốc.

Các vùng biển ấm sẽ cung cấp thêm nhiên liệu cho “động cơ khổng lồ”, kết hợp với nhiệt độ và hơi ẩm để tạo ra mây, trở thành bão. Dựa vào khu vực hình thành, chúng sẽ có tên gọi khác nhau như “typhoon” - ở tây Thái Bình Dương, “hurricane” – đông Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Khi bắc bán cầu bắt đầu mát dần vào cuối mùa hè, các vùng biển ấm càng dễ chuyển nhiệt độ và hơi ẩm từ nước vào không khí, Xie giải thích. Việc này đẩy nhanh sự hình thành bão nhiệt đới, tăng cường thêm sức mạnh cho chúng. Hệ quả, những cơn bão mạnh nhất thường xảy ra trong tháng 9.

“Nhìn chung, sức mạnh của một cơn bão nhiệt đới dự kiến tăng, cả về sức gió lẫn lượng mưa”, theo Xie. “Bão có thể biến đổi tùy theo khác biệt từng vùng và phụ thuộc vào cách bề mặt đại dương ấm lên”.
 

Các thành phố cần ứng phó thế nào?

Bão Mangkhut đổ bộ Hong Kong cuối tuần trước làm dấy lên câu hỏi về khả năng dài hạn của các thành phố trong việc ứng phó với các cơn bão – có xu hướng ngày càng mạnh do biến đổi khí hậu.

09-23-17_2
Thiệt hại tại một khu vực ở Hong Kong do bão Mangkhut gây ra hôm 17/9. Ảnh: AP.

Mangkhut đã tàn phá nhiều khu vực ở Hong Kong, gây ngập cá tòa nhà ở khu vực ven biển, thổi tung nhiều cửa sổ, cuốn bay nóc nhà, quật đổ cây cối, thậm chí khiến một số tòa nhà cao tầng rung lắc.

Dù tự hào về khả năng sẵn sàng ứng phó bão và hạ tầng hiện đại, thiệt hại Hong Kong vừa hứng chịu làm dấy lên câu hỏi nếu thành phố này sẽ ra sao nếu bị tâm bão đi qua và liệu nơi đây có đủ sức chống chọi những siêu bão trong tương lai?

“Trong tương lai, thực tế là ngay cả lúc này, chính quyền thành phố cần nghiên cứu và xem xét cẩn trọng hơn, đặc biệt là với các khu vực ven biển”, Edward Ng, giáo sư về kiến trúc tại Đại học Trung văn Hong Kong, nói.

Theo Edward Ng, các cơn bão sẽ xảy ra thường xuyên hơn, mạnh hơn do biến đổi khí hậu. Vấn đề lớn mà các thành phố ven biển gặp phải là kiểm soát lụt và mực nước biển dâng. Một số dự án đã được triển khai để tăng cường năng lực phòng vệ của Hong Kong nhưng việc kiên cố hóa ven biển cần “hàng trăm triệu USD”.

“Tiêu chuẩn thiết kế dựa trên điều kiện trong quá khứ”, ông nói. “Nó chỉ có thể đối phó với những gì xảy ra 30 năm trước, không phải với những gì xảy ra trong 50 năm sau đó”.

Các chuyên gia khác cũng lo ngại về kiến trúc một số tòa nhà ở Hong Kong.

“Tại Hong Kong, những khu vực trũng chính là rắc rối và chính quyền cần cân nhắc lại các quy định về xây dựng”, Sony Devabhaktuni, trợ lý giáo sư kiến trúc tại Đại học Hong Kong, nói. “Mọi thành phố phải giải quyết vấn đề đó, đặc biệt là liên quan đến các đảo và khu vực cải tạo đất. Tất cả đều cần tính đến yếu tố thay đổi khí hậu, bão và nước biển dâng”.

Ông cũng cảnh báo việc các tòa nhà cao tầng tại Hong Kong rung lắc trong bão là rất bất thường, là mối lo ngại cho người dân sinh sống bên trong. Các kiến trúc sư Hong Kong đang nghiên cứu cách cải thiện công nghệ xây dựng.

“Chúng ta cần quy hoạch đô thị tốt hơn, tránh xây dựng gần khu vực ven biển”, theo giáo sư Grabiel Lau, đứng đầu phòng quản lý địa lý và tài nguyên Đại học Trung văn Hong Kong, nói. “Chúng ta cần cẩn trọng trong tái cải tạo đất đai, đưa mặt nền lên cao hơn”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm