| Hotline: 0983.970.780

Biển Đông, chúng tôi có mặt: Một tháng trên biển Đông

Chủ Nhật 22/06/2014 , 09:09 (GMT+7)

Tàu cá BĐ - 94439TS của ngư dân Nguyễn Văn Ái ở thôn Xuân Thạnh, xã Mỹ An (Phù Mỹ, Bình Định) đã đưa tôi ra biển Đông. Chuyến đi gần một tháng đã cho tôi những trải nghiệm quý giá.

Tôi đã chạm vào được sự dữ dội của đại dương, tận mắt nhìn thấy nỗi cơ cực và sự kiên cường của ngư dân.

1. Bây giờ tôi mới nói điều này, chuyến ra biển Đông trên tàu cá của ngư dân Nguyễn Văn Ái, tôi không dám thông báo với người thân, bởi tôi biết chắc, nếu nói ra, ắt hẳn sẽ có nhiều lời bàn lui.

Bởi biển giả sóng gió vô chừng, lại đang bắt đầu vào mùa mưa bão, nguy hiểm lắm. Đó là chưa kể thông tin tàu cá của ngư dân miền Trung đi đánh bắt trên biển Đông, ngay ở vùng biển quê hương mà cứ bị tàu Trung Quốc tấn công, bắt giữ, giam người rồi đòi tiền chuộc được phát đi liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngoài ra, còn có thêm một lý do sâu kín khác: Đó là lúc sinh thời, bà nội bảo tôi mệnh hỏa, kỵ thủy, nên hồi còn niên thiếu, mặc dù sau lưng nhà là con sông Cái nước trong leo lẻo, ăm ắp quanh năm nhưng tôi chưa một lần được tắm mát, vì bà nội cấm tiệt không cho tôi bước chân ra sông.

Đó là chỉ với con sông, đằng này là cả biển trời mênh mông, cái mệnh hỏa bé tẹo của tôi sẽ “kỵ” đến thế nào với cả đại dương trùng điệp sóng? Nên trước khi thực hiện chuyến ra biển Đông, tôi phải nói dối với người thân là đi công tác dài ngày, tuyệt nhiên không đề cập chuyện đi biển.

Thậm chí tôi phải nói dối với cả tài công Nguyễn Minh Vương (con trai ông Ái) rằng… tôi bơi rất giỏi, bởi sợ nếu nói không biết bơi thì sẽ bị cắt khỏi biên chế chuyến đi.

2. Cả 19 ngư dân trên tàu với tôi hoàn toàn xa lạ, thế nhưng chẳng mấy chốc đã trở nên gần gũi. Sau này nghiệm ra, cả đời họ sống giữa biển trời mây gió, trên muôn trùng sóng nước nên tâm hồn của họ cũng trở nên lồng lộng.

Từ ngư dân nhỏ tuổi nhất là Trần Văn Tiến, 18 tuổi, đến ngư dân lớn tuổi nhất Nguyễn Văn Tống, 50 tuổi, ai cũng xem tôi như người thân trong gia đình. Nghĩ tôi là người trên bờ, sẽ khó chịu nổi sóng gió nên cứ lo tôi bị say sóng. Cũng may, có lẽ do lòng háo hức của tôi lớn quá, lấn át cả ngoại cảnh nên tôi không say.

Suốt gần một tháng, ngày nào tôi cũng được nhận từ họ tấm chân tình gửi vào những bữa cơm, ấm trà, ly cà phê, điếu thuốc lá… và nhất là những câu chuyện chân tình.

Dẫu mới 18 tuổi nhưng ngư dân “nhí” Nguyễn Văn Tiến không hề kém cạnh những bậc đàn anh, đàn chú trong việc đánh cá. Mỗi khi ngư dân tập trung kéo lưới, tôi đứng nhìn đến ngẩn ngơ; hai cánh tay chắc khỏe của Tiến thao tác nhuần nhuyễn từng động tác.

Những lúc cần xuống biển, Tiến không ngại ngần cởi áo lao ùm, thoăn thoát bơi đi gỡ những mối dính của tấm lưới để công đoạn kéo lưới của những người trên tàu được nhẹ nhàng hơn.

Khi gặp đàn cá, ngư dân trên tàu vui như mở hội. Không ai bảo ai, mỗi người mỗi nhiệm vụ lao vào công việc. Một điều tôi thấy rất cảm kích là không ai tranh việc nhẹ nhàng. Có những mẻ lưới đầy ắp cá, ngư dân làm việc từ 4 giờ sáng đến khuya nhưng ai nấy đều vui vẻ.

Đói bụng thì lấy mì tôm lận trong lưng quần, nhai dần đến no. Khát nước thì vốc đá lạnh dùng để ướp cá cho vào miệng nhấp thay cho nước ngọt. Cứ thế ngày này sang ngày khác, đến khi tàu bức đá (hết đá ướp cá) mới quay về bờ.

3. Ra đến biển Đông được 5 ngày, chỉ mới đánh bắt được vài mẻ cá thì chúng tôi gặp cơn bão số 3, sức gió cấp 8. Gió ở trên biển không có gì che chắn nên càng dữ dội. Con tàu dài 26 m, rộng 7 m, tổng công suất 900CV, lúc neo ở bến cảng của Hải đoàn 48 (Quy Nhơn, Bình Định) trông bề thế lắm nhưng lúc này bỗng trở nên bé bỏng như một con thuyền đồ chơi bị cơn bão quăng quật giữa biển.

Nằm trên giường nhưng tôi không tài nào ngủ được, dù đã gồng chống 2 chân vào đuôi giường và 2 tay vào thành giường nhưng người tôi vẫn bị những cơn sóng dữ vật vã suốt đêm. Để đốt thời gian và để tự trấn an mình, tôi lên ca bin ngồi trò chuyện với tài công Nguyễn Minh Vương. Nhìn gương mặt tỉnh như không của Vương và 2 ngư dân ngồi canh tàu, tôi thấy nỗi sợ của mình quá vô duyên.

Vương nói: “Bão này nhằm nhò gì. Lúc mới vào nghề, còn đi lái thuê cho tàu giã cào ở Phan Thiết, tui từng vượt qua cơn bão kinh hoàng hơn gấp mấy lần. Sống đời biển giả, chuyện gặp bão giữa khơi là thường. Anh em tui chỉ sợ biển không có cá, chứ bão tố thì mình chạy tàu vào đảo nấp, trời yên dong tàu ra đánh, lo chi”.

11-16-32_1
Tác giả (trái) chụp hình kỷ niệm tại đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa - Việt Nam

Đó là bản lĩnh của Vương, của một ngư dân đã có hàng chục năm bám biển, chứ với tôi, người lần đầu tiên ra biển đã gặp ngay cơn bão lớn thì không thể không sợ. Ở giữa biển, tiếng sấm nghe cũng khác so với tiếng sấm trong bờ, nó vang động dài hơn, âm thanh đe dọa hơn. Những tia chớp dường như cũng kéo dài hơn, sáng hơn và ngoằn ngoèo hơn.

Tôi ngồi lắng nghe biển trời, lắng nghe nỗi sợ hãi trong mình với cảm nhận mình đang được chạm vào sự dữ dội của đại dương. Và, tôi càng thấm hơn nỗi cơ cực của những người suốt đời gắn mình với biển để kiếm kế sinh nhai.

4. Nhờ tàu nấp bão mà tôi có dịp vào thăm đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa. Từ trước giờ, tôi chỉ biết lính đảo qua sách báo, qua phim ảnh, qua âm nhạc chứ chưa được nhìn lính đảo bằng xương bằng thịt đang thực thi nhiệm vụ thiêng liêng với Tổ quốc.

Họ đấy, những gương mặt trẻ trung, rắn rỏi, hiền lành; nhưng khi nói về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thì họ bỗng trở nên hùng dũng lạ thường.

Trò chuyện với lính đảo, tôi có cảm nhận hòn đảo chính là quê hương của họ, là máu thịt của họ, là hơi thở của họ. Họ không hề khô khan, trong những cơ thể đen cháy do dãi dầu nắng gió là những tâm hồn rất nhạy cảm. Tôi không cần nói nhiều về điều này, bởi những vần thơ tôi lượm lặt được trên đảo Đá Tây trong chuyến đi này sẽ nói thay tôi.

“Chúng tôi những người lính/Canh giữ nơi đảo xa/Không cùng mẹ sinh ra/Nhưng cùng chung chí hướng/Gạt hết mọi vấn vương/Quyết ra nơi gian khó/Nhận khó khăn về mình/Tuổi trẻ Hồ Chí Minh/Sống hiến dâng cao cả” và “Giữa biển cả bao la/Giữa trùng dương sóng vỗ/Mọc lên ngôi làng nhỏ/Gọi là làng Đá Tây”.

Đó là những câu thơ mộc mạc nhưng đầy hào khí của sĩ quan Phùng Khắc Hành nói về tâm tình người lính đối với biển đảo quê hương.

5. Sau những ngày mưa bão, biển yên gió lặng, điều kiện tốt để con tàu chạy tìm luồng cá. Lo lắng đi qua, cá về đầy khoang, niềm vui ắp đầy con tàu. Chỉ vài chục ngày nhưng tôi thấy mình như đã là thành viên chính thức của con tàu, mỗi khi tìm được luồng cá lớn lòng tôi cũng rộn rã vui như chính bản thân mình bắt được.

Do gặp bão, tàu của anh Vương phải kéo dài chuyến biển để đánh bắt thêm cho tàu bức đá mới về. Tôi được anh Vương gửi theo một tàu cá khác trong tổ đoàn kết đánh bắt trên biển để về bờ trước. Sau 3 ngày 2 đêm, chiếc tàu đưa tôi về bờ cập cảng Cam Ranh (Khánh Hòa). 

Đã gần 3 năm từ ngày ra biển Đông nhưng mọi kỷ niệm của chuyến đi, của mỗi ngư dân, mỗi người lính đảo Đá Tây, Đá Lát tôi gặp luôn mới nguyên trong lòng tôi.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm