| Hotline: 0983.970.780

Tăng trưởng xanh, phát thải thấp

Biến rác thành tiền nhờ công nghệ

Thứ Ba 11/10/2022 , 06:05 (GMT+7)

Nếu được đầu tư mạnh về công nghệ, Việt Nam không chỉ tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp, mà còn tạo ra được những sản phẩm tốt, có giá trị cao.

bò

Mô hình chăn nuôi - trồng trọt khép kín của ông Võ Quang Huy. Ảnh: Minh Sáng.

Bài toán phân bón hữu cơ

Bài liên quan

Ông Võ Quang Huy, Giám đốc Công ty TNHH Long An - Mỹ Bình (tỉnh Long An) cho biết, xuất phát từ câu chuyện thực tế có nhu cầu về phân hữu cơ để trồng trọt, nên ông mới bắt đầu nuôi bò, vỗ béo bò, dư phân đem đi trồng trọt… Mô hình chăn nuôi - trồng trọt khép kín bắt đầu từ đó.

Những dãy chuồng bò dài hàng trăm mét được phun một loại vi sinh chuyên phân hủy phân bò và làm triệt tiêu mùi hôi, phân bò ấy được thu gom bằng xe chuyên dụng theo chu kỳ 1 - 2 tuần/lần phơi và đưa vào khu xử lý ủ với một loại vi sinh đặc chủng, cho ra sản phẩm cuối cùng là phân hữu cơ. Phân này dùng để bón cho cây ăn trái, đặc biệt là cây chuối. Trong khi đó, cây chuối sau khi thu hoạch buồng để xuất khẩu sẽ được chế biến thành thức ăn cho bò, tức phụ phẩm nông nghiệp không bỏ phí thứ gì, không làm ô nhiễm môi trường, tất cả trở lại vòng quay làm ra nông sản sạch.

“Từ việc đi tìm phân hữu cơ, từ đó mới sinh ra nuôi bầy bò, rồi nhập bò Úc về để nuôi vỗ béo, dư phân ra đem đi trồng trọt. Bắt đầu từ nhu cầu thực tế chứ nó không phải là từ nghiên cứu”, ông Huy nói.

“Tại sao dân mình dùng nhiều phân hóa học, lý do là số lượng nhiều và rẻ. Trong khi đó, phân hữu cơ ít, giá thành cao. Nhà nước cần công cụ như đánh thuế, để giá thành phân hóa học cao lên, phân hữu cơ rẻ đi. Khi giá thành phân hữu cơ rẻ thì chắc chắn người dân sẽ sử dụng nhiều”, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam khuyến nghị.

Theo ông Huy, để làm sao hữu cơ hóa cái dư thừa trong nông nghiệp, cần có công nghệ, máy móc và quan trọng phải được chuyển giao về từng hộ gia đình, từng HTX, từng trang trại... kết hợp với làm tuần hoàn “tại chỗ” thì câu chuyện rác thải, phế phụ phẩm đưa vào tái sử dụng mới đem lại hiệu quả cao.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, trong hiệp hội có rất nhiều doanh nghiệp đã tận dụng tốt phế phụ phẩm nông nghiệp để chế biến và làm phân bón.

Như ở vùng sầu riêng tỉnh Krông Pắk (Đăk Lăk) có những cơ sở sơ chế sầu riêng, họ cắt lấy múi còn vỏ sầu riêng cho vào máy say nhuyễn bỏ lên xe tải chở đến công ty chuyên làm phân bón hữu cơ. Sau đó, cung cấp phân bón đó lại cho cơ sở trồng sầu riêng. Hay như nhà máy chế biến rau quả ở Pleiku (Gia Lai) sử dụng vỏ dứa, cùi dứa, vỏ chanh dây… tất cả say rồi giao cho đơn vị chế biến phân hữu cơ. 

“Việt Nam có 80% sử dụng phân hóa học. Phân hữu cơ chỉ sản xuất khoảng 20 - 25%. Vậy làm sao để nâng phân hữu cơ lên 80%, còn lại 20% là phân hóa học. Đây là bài toán khó. Nguồn nguyên liệu làm phân hữu cơ rất nhiều, nhưng tại sao chúng ta chế biến ít, bởi thực tế, công nghệ chế biến phụ phẩm thành phân hữu cơ còn ít, còn yếu, những nhà máy, cơ sở sản xuất phân hữu cơ cũng rất yếu”, ông Nguyên nói.

Theo ông Nguyên, thời gian qua, người dân bắt đầu tìm cách "xoay xở" dùng phân hữu cơ nhiều hơn trước, bởi thực tế, nguồn cung phân hóa học bị hạn chế, giá thành cao do ảnh hưởng của xung đột Ukraina - Nga. Ngoài ra, 1 - 2 năm gần đây, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, trong đó quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rất ngặt nghèo. Đó là động lực để đẩy phân hữu cơ và những chế phẩm sinh học vô cơ phát triển mạnh mẽ hơn, đáp ứng được nhu cầu của các thị trường.

chitosan-p2

Ứng dụng công nghệ sinh học biến vỏ tôm thành Chitosan được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cả nông nghiệp, thực phẩm, mỹ phẩm/chăm sóc da, y tế, dược phẩm...

"Cường quốc Chitosan"

Ước tính đến năm 2025, chỉ tính riêng lượng đầu vỏ tôm và vỏ tôm lột cộng lại (>1 triệu tấn) đã gần tương đương sản lượng chính phẩm (1,2 triệu tấn). Đây đều là các chất thải khó xử lý, nếu không xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Do đó, để ngành tôm Việt Nam tăng trưởng và phát triển bền vững, giải quyết mắt xích chất thải là việc cấp thiết.

Trong các chất thải thủy sản, đầu vỏ tôm là khó xử lý và dễ gây ô nhiễm nhất, nhưng cũng là nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất. Từ đầu vỏ tôm có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau phục vụ nhiều ngành công nghiệp với giá trị gia tăng rất cao.

Nhiều quốc gia đã phát triển công nghệ xử lý và chiết xuất dưỡng chất từ nguồn phụ phẩm quý giá này. Tuy nhiên, hầu như chưa có đơn vị nào xử lý cân bằng được cả phần vỏ tôm và đạm tôm, mà chỉ khai thác sâu một phần (vỏ tôm hoặc đạm tôm) và thải bỏ phần còn lại. Do đó dinh dưỡng chưa được chiết xuất tối ưu và vấn đề môi trường chưa xử lý trọn vẹn.

Là một trong những tập đoàn thủyỷ sản dẫn đầu và là đơn vị cung cấp tôm giống số 1 Việt Nam, Tập đoàn Việt - Úc cho biết, đơn vị có chủ trương nghiên cứu và sử dụng xử lý chất thải tạo ra, và nâng cao giá trị phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là từ con tôm (phụ phẩm là vỏ tôm). Trong quá trình nuôi tôm 90 ngày thì lượng phụ phẩm từ vỏ tôm hàng ngày rất nhiều, chiếm khoảng 5 - 15%, đây là nguồn dinh dưỡng quý với nhiều hàm lượng tốt để làm phân bón.

Công ty Cổ phần Việt Nam Food - VNF (Cà Mau) đã ứng dụng công nghệ sinh học theo định hướng không chất  thải từ việc xử lý đầu nguồn, các dưỡng chất được tập trung thu hồi tối đa đầu nguồn trước khi đi vào nước thải; tiếp tục chiết xuất phần dinh dưỡng còn lại trong hệ thống xử lý nước thải (xử lý cuối nguồn).

Từ một nguồn nguyên liệu đầu vỏ tôm, cùng với ứng dụng công nghệ sinh học, VNF đã phát triển thành danh mục sản phẩm gồm 3 mảng kinh doanh chính là làm nguyên liệu thực phẩm (làm nguyên liệu trong nhiều ngành thực phẩm như mì gói, bánh mặn, surimi, nước chấm, nước mắm...), dinh dưỡng sinh học (Peptide, Astaxanthin) và Polymer sinh học (Chitin & Chitosan).

Theo ông Phan Thanh Lộc, Giám đốc điều hành VNF, trong nông nghiệp, Chitosan là giải pháp sinh học tiềm năng thay thế một phần kháng sinh, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản sau thu hoạch, nhựa sinh học kháng khuẩn... VNF ước tính, dựa trên nguyên liệu tôm, Việt Nam đang sở hữu khoảng 20 - 30% nguyên liệu Chitosan trên toàn thế giới. Nếu được đầu tư hợp lý và kịp thời, Việt Nam có thể trở thành "cường quốc Chitosan".

Ông Lê Văn Thịnh, Giám đốc Công ty TNHH Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) cho biết, công nghệ nhiệt phân và Flox của Thụy Sỹ nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, sẵn có là phụ phẩm nông nghiệp để tạo thành than sinh học, làm nguồn đầu vào cho phân bón hữu cơ thay vì chỉ tạo ra tro, đồng thời ngăn chặn được khí thải do quá trình đốt để tạo năng lượng.

công nghệ nhiệt phân

Hệ thống lò đốt bằng công nghệ nhiệt phân và Flox để sấy cà phê.

HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Bình Minh (tỉnh Đăk Lăk) đã áp dụng hệ thống lò đốt bằng công nghệ nhiệt phân và Flox để sấy cà phê không khói, không bụi, thân thiện môi trường. Với công suất hoạt động 1 mẻ sấy 20 tiếng, chỉ cần 2 nhân công điều hành hệ thống lò đốt nhiệt phân có thể sấy khô được 3,5 tấn quả cà phê tươi, thu về gần 1 tấn cà phê nhân và 1,5 tấn vỏ cà phê. Trong khi đó, với phương pháp phơi thủ công thì số lượng cà phê này phải phơi trong vòng 7 ngày nắng liên tục mới khô. Ngoài ra, hệ thống lò đốt còn giúp tận dụng tối đa các phụ phẩm như vỏ, lá, cành cà phê, có thể chế biến thành phân sinh học để bón cho cây trồng.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.